1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29

Bùi Ngọc Tấn
bạc. Lượng bị mất máu nghiêm trọng. Lượng trông thấy hắn, bước tới. Hắn nhích chỗ, dành cho Lượng. Lượng đứng nghiêm:
- Báo cáo ông chánh giám thị, chúng tôi, anh em trong xà lim có mặt.
- Các anh ngồi xuống.
Lượng ngồi cạnh hắn. Nghĩa là cách dãy trên cùng khoảng ba bốn hàng. Tất cả ngồi bệt xuống những miếng gỗ đặt song song trên nền đất. Hắn nắm chặt tay Lượng. Lượng nói khẽ:
- Meo lắm
Không biết bằng cách nào, (giờ hắn cũng không nhớ) hắn đã có cái bánh mì đưa cho Lượng. Lượng bóp chặt cái bánh, hai tay khoanh trên đầu gối nhô cao, gục đầu xuống ngoạm. Bàn tay Lượng rứt bánh mì, rứt rất mạnh vì bánh dai, nhưng lại cố để không có một chuyển động đáng ngờ nào. Lượng cúi đần nhai. Lượng gục đầu ngoạm và rứt. Vai hơi lắc sau mỗi cái rứt. Cái hàm râu ria chuyển dộng, nghiền, nghiền. Lượng thở. Phì phò. ăn gần hết cái bánh Lượng mới ngừng một tý, ngước đôi mắt trắng sâu lên sân khấu cao, nơí ông chánh giám thị đang đứng trước bục. Xà lim là như thế.
Hắn sẽ vào xà lim. Củ su hào. Túi than. Nắm rau thơm. Quá đủ rồi.
Hắn trằn trọc, lo lắng, suy nghĩ. Gần năm năm tù hắn chưa phải vào những khu nhà biệt lập, hẻo lánh vắng vẻ ấy, trừ hơn một năm giam cứu. Hắn không sợ vào đó là vi phạm kỷ luật, sẽ bị kéo dài thời gian lao cải. Cũng như hắn không tin cải tạo tốt thì sớm được trở về. Không ai tin điều đó, mặc cho quản giáo nói, giám thi nói. Đôi bên quá hiểu nhau rồi. Người nói cứ nói. Thừa hiểu mình nói dối, chẳng ai tin, nhưng cứ nói. Rất thành thật. Thiết tha. Thuyết giảng chân lý. Thuyết giảng con đường. Người nghe làm ra vẻ chăm chú. Rất chăm chú. Mê say. Nhận thức đường đi. Sáng lòng, sáng mắt. Tuy biết tỏng rằng người nói cũng chẳng mảy may tin vào những điều họ nói, thì mình tin sao được. Nhưng vẫn làm ra vẻ tin. Tin thật. Tin lắm. Xuýt xoa, tấm tắc, dù biết người nói nhìn thấu ruột gan mình. Vở diễn cứ thế kéo dài từ năm này sang năm khác. Và vì không ai dám nói ra sự thực ấy, nên vở vẫn cứ diễn. Cứ giả cách nói. giả cách nghe. Giả cách tin tưởng.
Có là loài vật đâu mà không hiểu được điều sờ sờ ra trước mắt. Nguyễn Văn Phố cải tạo tốt thế mà mười tám năm đã được về đâu. Anh em. Cầu Giát, Ba Làng đã được về đâu. Tù án hôm trước đánh nhau, hôm sau hết án vẫn được về. Tập trung cải tạo lâu hay chóng là tuỳ thuộc vào tình hình chính trị xã hội chung, đâu có phải vì chấp hành nội qui. Lại càng không phải vì nắm lá rau thơm. Hắn rất thích rau thơm. Gặp là hắn hái. Mùi tàu, rau húng láng, húng chó, rau mùi... Mà mang những thứ ấy về cũng chẳng việc gì. Có lần trực trại khám, bắt dược cũng bỏ qua đi. Hắn đã láu, nhưng không qua được mắt ông ta. Hắn cho các thứ rau thơm vào túi ni-lông, gói vào giữa cái khăn mặt ướt, cầm tay, đi qua chỗ khám, về trại một cách thản nhiên.
- Anh kia! Đứng lại!
Hắn bình tĩnh quay lại, chành miệng bị ra trước mặt ông trực trại một cách tự tin. Bị của hắn hôm ấy chỉ có bộ quần áo ướt giặt ỏ suối sau khi lao động. Cái điếu cày đã súc sạch nước điếu, kỳ cọ sạch sẽ, cái ca rỗng.
Nhưng ông trực trại, hôm ấy cũng là ông Thanh Vân, không thèm ngó vào bị. ông bảo hắn:
- Giở khăn mặt ra. Hắn tưởng ông ta thu túi rau thơm, nhưng ông chỉ nói:
- Các anh tài lắm.
Rồi ông lắc đầu, vẻ không hiểu nổi:
- ăn cái gì mà hôm nào cũng có anh mang rau thơm vào trại?
Ông không thu. Có lẽ ông chỉ muốn tỏ rằng đừng có qua mặt ông. Không nổi đâu. Ông biết hết. Ông lờ đi cho thì được đấy thôi.
Hắn thầm cảm ơn ông quản giáo và rất muốn nói với ông: Thưa ông, ông không hiểu chúng tôi. Rau thơm là hương vị của gia đình, hương vị của tự do.
Nhai ngọn húng, ngọn mùi làm sao không nhớ đến ngày giỗ, ngày tết, ngày ăn tươi, ngày có khách, bố mẹ, vợ con quây quần đầm ấm. Nhớ đến, sống lại những giờ phút ấy. Và nghĩ rằng, tin rằng vẫn còn những cái ấy, kể cả những mùi rau thơm ấy dang đợi mình ở thếgiới bên kia. Dù có phải ở đây năm năm, mười năm, hoặc đến bao giờ chăng, thì vẫn còn những cái đó chờ đợi và có thêm nghị lực để vượt qua từng ngày. Từng ngày. Từng ngày một. Hắn nghĩ ngợi, trở mình và thở dài. Già Đô nằm cạnh, khe khẽ:
- Cụ chưa ngủ à?
Hắn chưa đến bốn mươi. Khi bị bắt mới băm tư tuổi. Nhưng già Đô vẫn gọi hắn bằng cụ. Trong tù không được ông ông tôi tôi. Đó là nội qui. Nó lẫn và hạ thấp tiếng ông khi gọi ông quản giáo. Tiếng ông chỉ để nói với cán bộ.
- Chưa!
- Tôi cũng không ngủ dược.
Hắn ngồi dậy nói to:
- Báo cáo! Tôi, Nguyễn Văn Tuấn, số tù CR880. Dậy hút điếu thuốc.
Hắn nói vu vơ như vậy, vì đó cũng là nội qui. Hắn đang tra thuốc vào nõ thì ở mãi phía cuối, gần nhà mét có tiếng nói:
- Tôi, Nguyễn Văn Dự, số tù BM229, dậy bắt cái tóp (l) của anh Tuấn.
Thế là không được kéo cho đã, kéo đúng qui cảch. Qui cách hút thuốc trong tù đã được tiêu chuẩn hoá. Sẽ nói sau về những cái điếu cầy tiêu chuẩn, nổi tiếng và những người hút thuốc nổi tiếng trong trại. Qui cách hút thuốc làọ đầu tiên là mồi thuốc không to, không nhỏ. Vê vừa phải và dặt nó nằm gọn trong cái nõ sạch bong không có tí xỉ nào. Đóm ké, làm bằng gỗ ké, lột dễ như lột giang, trắng, mềm, còn tươi nước cũng cháy đượm. Hắn lúc nào cũng có từng nắm đóm ấy của anh em toán lâm sản cho. Chỉ một khúc gỗ ké bằng cổ tay, lột ra, hút bại.
Đưa đóm vào bập bập mấy cái, kéo vừa phải, lia ngọn lửa quanh cho cháy hết mồi thuốc và dùng hơi dâng nước trong điếu lên sát miệng nõ như nước triều dâng cho tàn thuốc tắt, kết lại thành một viên. Hất mạnh cái điếu, xì một ít nước ra với tàn thuốc. Động tác xì này thật tuyệt. Đầu hơi cúi xuống, rồi hất mạnh lên. Cái tàn có thể bay vòng cầu, qua đầu người khác, rơi đúng chỗ mình muốn cách đó vài ba mét, (hắn đã đạt trình độ xạ thủ ấy) nghỉ một tý (có người còn lấy tay xoa xoa miệng điếu) rồi mới ngửa đầu, dưa điếu lên, kéo nhanh một hơi dài. Động tác cuối cùng này cũng lắm cách. Nhiều người đặt điếu chếch về một bên mép mà rít. Phần lớn những anh tù trẻ, tập trung hình sự, cánh lái xe... thích như vậy. Hắn thuộc trường phái chân phương (anh em tù tập trung chính trị thường thuộc trường phái chân phương) hắn úp miệng điếu vào giữa mồm. Tiếng điếu rúc lên lanh lảnh. Rời điếu ra. Thừ thượt một lúc. Rồi nhả khói. Đê mê.
Có anh bắt tóp mất hẳn thú ấy. Chỉ dám kéo một ít. Dành thuốc và dành cả khói lại trong diếu. Qui trình bi phá vỡ, mà lại vỡ ở phần kết thúc tuyệt vời nhất.
Dự biết ý, thì thào:
- Anh cứ kéo mạnh đi.
Hắn lắc đầu đưa điếu cho Dự: "Đủ rồi”.
Dự kéo cái tóp và làm ra vẻ say sưa. Hắn biết Dự hút thế này chẳng ăn thua gì. Cũng như hắn, chẳng đã. Hắn lấy ra gói thuốc lào chỉ còn lại bằng nắm tay, nhưng ưu điểm là được lèn rất chặt để chống mốc, rút ra mấy sợi đưa cho Dự. Dự vê vê lại: Khoảng ba điếu. Dự gật gật với hắn, ra ý cám ơn. Hắn bảo khẽ: "Hút đi” Dự lắc đầu. Rồi Dự bám vào cái trụ gỗ vuông hẫm bóng, tụt xuống về cho. Dự không hút, Dự để dành. Từ chỗ gần nhà mét, có tiếng Dự: "Tôi, Nguyễn Văn Dự số tù BM229 bắt tóp xong, về chỗ”.
*
* *
Già Đô lúc đó mới dậy hút. Hút thuốc lào đêm không cần kéo cho kêu. Chỉ hạ điếu dể điều chỉnh mức nước điếu là sẽ có tiếng kêu vừa phải. Già Đô lo cho hắn. Già không nói, nhưng hắn biết. Sự im lặng của già cũng là một lời động viên, một sự chia sẻ. Già là công nhân kỹ thuật của một xí nghiệp cơ khí, cũng bị đưa lên QN với hắn một lần. Tới QN hắn với già Đô cùng về một toán: toán tăng gia. Hắn làm đơn kêu oan, già Đô cũng làm đơn kêu oan. Nhưng không ai nói với ai. Hắn không biết già mắc tội gì. Chỉ biết khi từ 75 ra đi, già mày râu nhẵn nhụi. Lên đây già bắt đầu để râu. Mãi về sau, khi thân nhau, hắn mới biết già Đô đã lang bạt nhiều nơi đến thế. Già là một lính thợ Pháp quốc trong đại chiến thế giới thứ hai. Từ Pháp già đã tới Algérie, Maroc (cái lý lịch ấy thật tai vạ cho già). Già đã là thợ đốt lò dưới con tàu Commerce Maritimes thuộc hãng Đầu Ngựa. Hải Phòng - Marseille là hành trình những năm tuổi trẻ của già. Làm được hai năm già thôi việc. Chỉ vì già không chịu được những lời mắng nhiếc của chủ, những “Cochon! ” , những “Espèce dandouille" từ miệng những người Pháp mỗi khi già làm chưa vừa mắt bọn chúng. Già nắm chặt cán xẻng, mắt long lên:
- Ông không được phép sỉ nhục tôi
Già bỏ tàu lên thành phố Marseille. Vào quán rượu quen. Uống. Uống nhiều. Và không trở về tàu nữa. Lang thang ở Marseille cho đến đồng frăng cuối cùng, già tìm được việc làm trong một xưởng sửa chữa xe có động cơ. Từ xe gắn máy, các loại ô-tô tới xe nâng, cần cẩu. Tại đây già bị động viên vào một đơn vị cơ giới. Già sang Maroc, Algérie, vẫn làm nhiệm vụ sửa xe.
Đại chiến thế giới thứ hai kết thúc. Già trở về Marseille. Trở về xưởng cũ. Lấy vợ. Cô Jeannette bán hoa quả ở gần bến cảng lớn bổng lên khiến già ngỡ ngàng, xao xuyến. Hai vợ chồng vay vốn mở một tiệm rượu nhỏ. Khách là những người phu pooc-tê, những thuỷ thủ, những người thợ nhan nhản ở thành phố Marseille.
Rồi già biết quê nhà đã được độc lập. Niềm sung sướng lớn lao và nỗi nhớ quê hương, nỗi sầu biệt xứ bỗng cồn cào trong lòng không chịu nổi. Càng không chịu nổi khi biết tin hiệp nghị Genève đã ký kết. Một nửa đất nước được độc lập. Lại thêm thôi thúc vì chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh đạo đất nước là người từng lâu năm ở Pháp, cũng từng là một mạch-lô. Già về nước. Khi đó bà. Jeannette đã sinh cho già một cô con gái xinh đẹp, có nước da trắng của bà, có mái tóc và đôi mắt đen của già Đô. Mặc bà vợ khóc can ngăn, già nhất định về nước. Rồi già sẽ sang đón bà về. Độc lập rồi, xây dựng sẽ rất nhanh. Đất nước sẽ phát triển rất nhanh. Dân tộc ta thông minh, cần cù, chiu khó lại được bao nước giúp đỡ. Đất nước đang cần những bàn tay như già.
Già vào làm ở xí nghiệp cơ khí T. Đó là những ngày hạnh phúc. Già bảo vậy. Khi đó xí nghiệp được phục hồi từ một cơ sở cũ của Pháp. Điều mấu chốt là phải có việc làm, phải có dược hợp đồng sản xuất đầu tiên. Vận may đã đến với xí nghiệp.
Giám đốc đi cùng với già trên chiếc xe Java 05 lên Thái Nguyên. Già đã bỏ một ngày xem xét, sửa chữa chiếc xe tòng tọc này đạt mức tốt nhất. ở đó có một nhà máy giấy cần được khôi phục. Đi lên suôn sẻ. Công việc thì hơi kinh. Nhà máy giấy bị bom. Các bộ phận hoen gỉ rải rác trong rừng, lẫn với cây cối. Người ta hỏi giám đốc của già:
- Các anh làm được không?
Già không biết giám đốc trả lời thế nào vì già quá biết máy cái máy tiện cổ lỗ của xí nghiệp. Nhưng giám đốc cười khì.
- Có gì mà không làm được. Nhà máy tôi là nhà máy cơ khí mà. Rỗi, mời các anh xuống tham quan xí nghiệp.
Thật đúng là khẩu khí của một giám đốc, một người thợ công binh xưởng.
Tìm được việc làm, hai người phấn khởi phóng xe về. Chiếc Java 05 không phụ công già sửa lăn nhanh trên con đường bụi đất đỏ. Tới thị xã Thái Nguyên già bị công an huýt còi, kiểm tra bằng. Cả hai người đều không có bằng và cũng không có tiền nộp phạt.
Vét các túi chỉ còn sáu hào. Ngồi trong đồn công an, giám đốc bảo họ:
- Các anh còn giữ chúng tôi lâu thì cho chúng tôi báo cơm.
Sự việc không biết ra sao, nếu không có một anh công an đi xe máy Terrot hai ống xả về đồn. Nhìn chiếc xe phụt khói và nghe tiếng máy giảm từ từ trước khi dừng hẳn, già Đô bảo:
- Xe bị rơ séc-măng. Xăng xuống không đều. Ga kẹt.
Anh công an xuống xe nhìn già, ngơ ngác:
- Đúng. Xe đi chậm bị gằn. Cứ phải phóng nhanh mới êm. Sao bác biết?
- Nghe tiếng tôi biết. Để tôi sửa cho.
Già lấy dồ nghề mang theo ra. Họ xúm lại quanh già, thành kính nhìn những động tác của già, thành kính nhìn già tháo gỡ, vặn siết các bộ phận máy.
Ssau vài lần nổ thử, già nhảy lên xe, phóng chậm và tăng ga đi về cuối phố. Rồi già trở lại, già lượn vòng số 8, già chồm xe vượt qua một cái rãnh nhỏ và đột ngột khựng lại. Đó là những trò thông thường của các chàng sửa xe ở Marseille.
- Được rồi đấy. Nhưng khói vẫn đen. Phải thay séc-măng. Khi nào có tôi thay cho.
Cả đồn công an tròn xoe mắt nhìn già, kính phục một người thợ lành nghề, một diễn viên xiếc tài ba trong nghề lái mô-tô. Họ cảm ơn và mời hai người khách ra về, không quên dặn:
Lần sau đi nhớ mang bằng lái xe, hai bác nhé”.
Còn sáu hào. Mỗi người một bát phở trâu trên dọc đường di.
Công việc khôi phục nhà máy giấy bắt đầu. Xí nghiệp cơ khí T sống lại: Già nhận phần khó khăn nhất: Khôi phục nồi hơi của máy xeo giấy. Già thử áp lực nồi hơi bằng nước. Già "bút-sê" những lỗ thủng vì mẫnh bom bằng đồng đỏ...
Mấy năm sống gian khổ, nhưng già sung sướng vì đã toại nguyện. Già đã dược làm việc cho Tổ quốc.
Ông giám đốc rất quí già. Nhưng rồi ông giám đốc chuyển di. Ông Phin giám đốc mới, từ Sở chuyển về.
Những năm tháng nặng nề của già bắt đầu.
Muốn tạo nên một không khí hoàn toàn mới, ông giám đốc Phin xét nét những người mà ông cho là thân cận với ông giám dốc cũ. Già Đô cũng nằm trong diện ấy. Nhưng già không quan tâm, già nghĩ: Già chỉ muốn làm việc. ông giám đốc nào mà chẳng muốn người dưới quyền làm việc. ít họp công doàn, không chịu viết bích báo, già bị nhận xét là chuyên môn thuần tuý. Cái lý lịch đi lính cho Pháp hẳn có một tác dụng quan trọng khác nữa. Không được là đốc công, già bị chuyển về tổ cơ điện làm thợ, với lý do đó là một ngành quan trọng: "Khâu yếu hiện nay, phải tăng cường đề chuẩn bị tốt cho sản xuất". Người thay già nhận chức đốc công là cháu ông Phin mới thợ bậc bốn.
Già không quan tâm dến điều ấy. Già cũng không quan tâm đến chuyện ông Phin có xe đạp phân phối rồi lại nhận phiếu mua xe đạp phân phối nữa, mà là chuyện ông lấy sắt thép trong xây dựng cơ bản về xây một căn nhà cho ông. Chính ông trưởng ngành cơ điện biết rõ xe ô-tô chở sắt thẳng từ kho kim khí về nhà ông. Dư luận xì xầm, nhưng không ai dám nói. Họp ngành, già nêu ý kiến. Không ai hưởng ứng già, mặc dù ngoài cuộc họp họ rất ủng hộ già. Hội nghị công nhân viên chức, già nêu vấn đề. Không ai giải quyết. ông giám đốc kỷ luật già vì tội đã vu cáo ông ta. Ông chuyển già đi dọn nhà tiêu, quét xung quanh khu làm việc, hạ xuống bậc lương khởi điểm. Già kiện lên Sở. Ông giám đốc Sở, một thành uỷ viên, bác đơn của già. Già bị đuổi việc và cũng bị đuổi luôn khỏi chiếc giường một trong khu tập thể.
Không có gia đình, già bơ vơ.
Già đấu tranh theo kiểu Pháp: Làm một cái biểu ngữ. Ngồi ngay cổng xí nghiệp. Tay cầm biểu ngữ. Chữ kẻ trong miếng gỗ dán vuông, có cọc cắm ấy là: Phản đối giám đốc xí nghiệp T vô cớ sa thải công nhân.
Thế là già vào 75. Già lên QN. Trong tù già cô đơn như ngoài đời già cô đơn. Một hôm xếp hàng đi làm, nhớ đến một bài thơ của Vũ Hoàng Chương, hắn khe khẽ dọc. Già ngồi phía trước quay lại:
- Vẫn yêu đời nhỉ?
Đến lúc ngồi nghỉ ở bờ suối, hắn hát một mình bài hát hồi hắn học tiểu học, không hát mà ư ủ trong cổ thành nhịp điệu:
Liberté. Liberté chérie
à toi. mon coeur
à toi, ma vie
Thế là già hát thành lời. Tất nhiên là lời Pháp. Già không biết Lê cũng có mặt ở dó. Lê còn trẻ, chưa dến ba mươi, mặt trái xoan, nhưng nhiều trứng cá quá. nên trông cứ thâm sì. Mắt sắc, cứ đảo quanh. Thông minh hay gian giảo. Có lẽ gian giảo nhiều hơn. Lê cũng từ 75, từ bê dê với hắn chuyển lên. Lê là tù án. Một lịch. Về tội gì Lê không nói. Nhưng khi Lê nhận cáo trạng, anh em giật lấy xem và biết tội của Lê: Đột vòm vào nhà các cô gái công trương ăn cắp hai va-li quần áo (họ ghét còn nói là hai va-li ấy toàn xi-líp diềm bâu và vải màn hành kinh).
Lê bị cả bê dê ghét. Trong những buổi học tập về tội lỗi, về chính sách cải tạo nhân đạo của Đảng, hễ Lê bắt đầu ngồi thẳng lưng và liếm môi là bọn hắn biết Lê sắp phát biểu. Lê liếm môi trên, liếm môi dưới mấy cái liền như kiểu tra dầu mỡ trước khi vận hành máy. Sau đó bọn hắn chờ động tác thứ hai: giơ tay. Cách Lê giơ tay nó dứt khoát, tin tưởng với một ngón tay trỏ chỉ ra phíà trước và bốn tiếng kèm theo rết nhmh: "Tôi có ý kiến".
Lê nói. Bây giờ mới là giai doạn cơ bản trong trong noi khiếp sợ của bọn hắn. Lê nói. Lý luận. Thực tiễn. Sự nhân đạo. Tội lỗi của phạm. Thái độ trong chúng ta. Sự thành khẩn. Chỉ có một con đường. Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh kẻ ch. ạy lại. Ngày xưa kim ngân phá luật lệ. Nén bạc đâm toạc tờ giấy. Bây giờ pháp luật nghiêm minh. Trị bệnh cứu người. Con người là vốn quí nhất. Tính nhân đạo. Tính ưu việt. Công ơn Đảng, Bác. Tội lỗi cllúng ta. Quân giải phóng Miền Nam anh dũng hy sinh. Miền Bắc cánh đồng năm tấn. Tương lai xán lạn.
Lê nói dài. Nhiều. Đúng. Thông suốt. Cháo chảy.
Bọn hắn nghe và nhìn vào môi Lê. Hễ Lê còn liếm môi thì bài diễn văn của Lê còn...
Mắt Lê đăm đăm nhì vào đám thính giả vô hình. Buổi học tập nào Lê cũng nói ngần ấy điều như vậy Có lẽ người ta cũng ngờ ngợ rằng Lê đã thấm nhuần, Lê ăn năn hối hận, nếu không có một sự việc xảy ra: Lê yểm một cải bánh mì trong lúc chia. Thế là màn kịch của Lê đổ nhào. Bị xử một gậy , Lê kêu nặng quá. Và Lê mong dược ở lại 75. Thế nhưng Lê lại phải đi trại Trung ương. Lê cay cú lắm. Lê đi trươc hắn. Hắn gặp lại Lê ở QN, cùng toán. Lê lao dộng hăng. Tích cực bẩm, sớ. Để được giảm án. Lê đã bóp cổ Voòng Kỷ Mình để Voòng Kỷ Mình lè ra khỏi miệng quả vải thiều vừa tạt được, nhưng chưa nuốt trôi xuống cổ. Lê cầm quả vải ướt nhoe nhoét ấy đi báo cán bộ.
Già Đô hát bằng tiếng pháp trước mặt Lê có nghĩa là trước mặt cán bộ. Già bị gọi lên giáo dục: Không được nói tiếng nước ngoài. Nói tiếng nước ngoài là phạm nội qui.
Già cãi: Tôi không nói chuyện bằng tiếng nước ngoài. Tôi chỉ hát vài câu tiếng Pháp thôi. Thế còn anh em người dân tộc nói tiếng Hoa thì sao?
Già cãi rất có lý. Đúng là anh em người dân tộc toàn nói với nhau bằng tiếng Hoa. Đến nỗi hắn cũng thuộc những câu như: "Kỷ tố tỉm" (mấy giờ rồi) “Thủ ngồ mẩu kéng là chà" (đói không sợ bẩn) "Cổi trầu hẩu, tắc kin mìn nhị xập xây tỉm, tỉu háy cái lẩu phồ" (cải tạo tốt, được gặp mặt hai bốn tiếng, ngủ với vợ). Đó là những câu ngồi nhổ cỏ xọng lên cho vui. Và những câu chửi "Tỉu cái nẩu nả, tỉu cái nẩu mủ. . “.
Cái lý ấy của già khiến già bị phạt. Ba ngày xà lim, hạ mức ăn xuống chín ki-lô. Già đã hiểu cái điều hắn hiểu từ trước, nhưng chính hắn cũng không thực hiện được: Đừng cãi lý với kẻ mạnh. Kỳ ấy hắn mới nhận tiếp tế. Hắn tặng già Đô mấy suất cơm để già Đô ăn thêm, còn lại phơi khô. . Đó là một hành động cho máu. .
Thế rồi tình cờ, già Đô với hắn nằm cạnh nhau khi chuyển buồng. Hắn với già ăn chung. Để bù lại những thứ già được hưởng của hắn, già tích cực tạt. Và già để râu. Có lẽ già hiểu cái thứ dấu tranh kiểu Pháp ấy hại già. Để râu có lợi hơn. Có thể vì thế mà chóng được về cũng nên.
Râu già Đô mọc nhanh. Dài và hoa râm. Tóc già rễ tre. Râu già rễ tre. Chô râu mép lại được hai chòm lông mũi nhọn hoắt cũng rễ tre và cũng hoa râm xông ra chi viện. Khi ăn râu mép, râu cằm, lông mũi trông đến buồn cười. Già rất giữ ý. Già chỉ ăn một ít những thứ tiếp tế hắn lấy ra, mặc dù già tạt được kha khá. Già có thể nướng khoai ngay trước mặt cán bộ mà cán bộ không biết. Già kiếm dược cả quả bí xanh gọt vỏ đưa cho hắn xuống suối ăn sống, mát ruột suốt nửa ngày. Chiến công lớn nhất của già là già đã tóm gọn dược một con rồng đất, to bằng cổ tay. Già đang làm thịt một con chão chuộc ở dưới suối thì có tiếng động ngay dưới tảng đá cuội lớn già ngồi. Già ngó xuống: Một con rồng đất. Già vồ hụt. Nó chạy nhanh. Chạy như kiểu thằn lằn và nó chắc cũng là một loại thằn lằn, nhưng có vây lưng từ gáy xuống tới đuôi. Tóm lại: Một chú khủng long bé tý và nhanh nhẹn. Già đuổi, nó leo lên cây. Bò rất nhanh. Tới lưng chừng, nó dừng lại, ngỏng cổ lên nghe ngóng. Già Đô bám vào thân cây leo lên. Thấy động, con rồng đất leo lên cao nữa.
Anh tù nuôi ong Nông Văn Thắng, người Tày, đang đi tìm những tổ ong rừng, bắt về gây đàn cho trại, khi đó cũng có mặt. Anh kêu to:
- Đừng lên, nó chuyển sang cây khác mất dấy. Thắng rời gốc cây trong đó có những con ong bay vụt ra. Thắng huýt sáo. Con rồng đất ngỏng cổ lên nghe. Thắng bảo:
- Giống này, cứ huýt sáo là nó đứng yên cho bắt.
Nhưng không ai có thể leo lên cành cây chót vót. Thắng giúp già Đô làm cái thòng lọng. Anh chặt một cây nứa dài vót phần ngọn dẻo, làm một cái tròng. Già Đô cầm cây nứa leo lên. Vừa leo vừa huýt sáo. Hoá ra già Đô huýt sáo trong và rất hay.
Liberté, Liberté chérie!
à toi, mon coeur
à toi, mạ vie
Đó là khúc hát về tự do đã đưa già tới kỷ luật. Nhưng lúc này già chỉ huýt sáo, chứ không hát lời. Nghe tiếng sáo, con rồng đất ngây ra. Đến khi già Đô đứng vững trên một cành cây, giơ cái thòng lọng lên cao hơn đầu con rồng đất thì già không huýt sáo được nữa. Già nín thở. Thế là tất cỉ anh em dưới đất đều huýt sáo. Như một bầy hoạ mi. Chỉ trừ Lê, Lê không thèm nhìn già Đô, không thèm nhìn con rồng. Lê nhìn vào hốc cây nhỏ bên suối, nơi những con ong thợ từ đấy bay vụt ra. Lê lẩm bẩm:
- Tổ này phải bao nhiêu là mật. Ngày nào mình cũng đi qua mà không biết.
Không ai để ý đến Lê. Tất cả đều dẩu mồm ra huýt sáo và nhìn lên già Đô, nhìn lên cái thòng lọng đang hạ dần xuống, run run, đảo dảo trên đầu con vật nó vẳn ngây ra nghe tiếng nhạc!
- Được rồi!
Tiếng reo đồng thanh như tiếng những người xem bóng đá khi bóng vào lưới.
Con vật giãy giụa. Già Đô tròng tuyệt diệu. Đúng cổ. Già thả chúc cái tròng xuống. Thắng đỡ lấy cây nứa.
Thịt con rồng đất trắng nõn, hai thăn lưng tròn chắc như thăn lợn. Trông thế mà gần miệng cái ca của hắn. Khi làm lòng, già còn bắt được mấy con cua cắp vào lòng. Thắng lợi thật giòn giã. Hai người ăn được ba ngày. Họ không mời Thắng. Họ biết Thắng chẳng thiếu gì. Mật ong với Thắng là thứ bình thường. Cả trứng gà nữa. Da Thắng đỏ au. Khi từ Q.N chuyển lên VQ, hắn và già Đô cùng chung một cái khoá tay. Chia nhau mỗi người một nửa chiếc còng số 8. Hắn tay phải, già Đô tay trái. Không biết đi đâu, vì sao phải đi. Đến cuối thị trấn, xe dừng cho anh em tù đi đái. Cứ đôi một nhảy xuống. Hắn và già Đô "hai ba nào" nhảy rất đều. Nếu lệch nhau, kéo nhau ngã dúi, còng số 8 cắt vào đến xương.
Trải qua thử thách năm tháng, hắn biết già Đô quí hắn. Già không ngủ được cũng vì lo cho hắn. Hắn động viên lại già:
- Không có chuyện gì đâu. Cụ cứ yên tâm.
Hắn hút một điếu nữa, lần này được kéo thoải mái, rồi nằm xuống. Già Đô cũng nằm. Lẻ tẻ mấy người nữa dậy hút thuốc hoặc vào nhà mét. Anh em nằm im đấy thôi chứ ít người ngủ được.
Những đêm mất ngủ trong tù thật khủng khiếp. Còn những điều gì không nghĩ đến. Cả những chi tiết hồi còn bé tí tưởng đã quên hẳn rồi bỗng vụt sống lại. Như hắn đã nhớ tới một sáng mồng năm tháng Năm, ngủ dậy thấy trời mưa mà hắn buồn mãi. Hắn nghĩ ngay: Phải giết sâu bọ trong nhà, ăn chè đỗ đen trong nhà, không được ra ngoài sân. Hắn còn nhớ rõ cái sân sáng hôm đó. Rơm tươi ướt đẫm nước mưa. Cây dâu ở phía góc sân cũng thế.
Hắn gọi mẹ, chìa mười dầu ngón tay, mười dầu ngón chân về phía mẹ. Hắn rút những cuốn lá ở các đầu ngón tay, đầu ngón chân ra. Móng tay móng chân hắn đỏ lừ. Có một cuộn lá rơi ra trong lúc ngủ. Ngón ấy không đỏ bằng các ngón khác. Thôi cũng được. Mẹ hắn cầm bàn tay bé xní của hắn ấp lên mặt. Hắn ôm lấy mẹ.
Đêm nay hắn lại nhớ tới buổi sớm Tết Đoan ngọ ấy. Mẹ ơi. Mẹ chẳng ngờ con lớh lên lại đến nông nỗi này. Phía sàn bên kia có tiếng "xạch". Dưới ánh lù mù của ngọn đèn không thông phong ở cửa nhà mét, khói nhiều mà sáng ít, hắn thấy Hợp khe khẽ vén màn đứng lên. Rồi tiếng xuýt xoa, thất vọng của Hợp "Bé quá! " Cái bẫy chuột của Hợp đã sập. Cái bẫy làm bằng miếng gỗ con, với một khúc dây thép uốn có lò xo. Hợp đặt trên giá, lẫn vào đám nội vụ. Không biết Hợp lấy gì làm mồi?
Lâu lắm lại thấy "xạch" một cái nữa. Rồi lại tiếng Hợp thất vọng một mình: “Bé quá". Làm gì có chuột to. Chuột to đã bị Dự bắt chén hết rồi. Chạy vun vút trên giá là những con chuột nhắt. Con nhỏ lông xám và con to lông vàng hươm. Hắn nghĩ cũng có thể Hợp bẩm thật. Hợp khổ quá. Vợ Hợp đã bỏ Hợp. Chẳng còn ai lên tiếp tế. Hợp đét. Hợp meo. Ngay thuốc lào cũng gay. Hắn không hiểu làm sao Hợp vẫn có thuốc lào hút. Trong khi ấy hắn nhận tắc. Tiếng giở các túi ni-lông đựng thức ăn cứ loạt soạt loạt soạt ở chỗ hắn làm Hợp không chiu được. Có thể thế.
Lại có tiếng "xạch". Bẫy lại sập. Và tiếng Hợp reo khe khẽ: "Đây rồi". Có lẽ đã nửa đêm”. Báo cáo. Tôi, Nguyễn Văn Tuấn, số tù CR880, dậy đi đái". Hắn vào nhà mét. Khai cay mũi, chảy nước mắt. Nhà mét ngày nào cũng cọ rửa, nhưng anh em về chỉ một tiếng là đã khai cay mắt. Hắn nhắm mắt, nín thở, đái, co bụng lại mà đái cho nhanh. Cái mùi khai thật khó tả: Nó đặc sếnh, có thể bốc vào tay được. Nó có gai cứa vào lỗ mũi, chọc lên óc như kim loại. Như rắc ớt vào mắt. Sau này đi làm, hắn đã ngửi lại mùi nhà mét ở xí nghiệp. Đó là mùi trong nhà máy lạnh bị bục ống ga. Có công nhân đã ngất ngay tại chỗ. Thợ sửa chữa vào đó phải đeo mặt nạ.
Mùi a-mô-ni-ắc.
*
* *
Cả trại vừa "đánh đồng thiếp" đi được một lúc thôi chứ mấy, thì có tiếng súng nổ chói đanh ngay mang tai. Rền từ rừng xanh vọng về. Liên tiếp năm sáu phát. Tất cả choàng dậy. Ngơ ngác. Sợ hãi. Tiếng Cán quát:
- Tất cả ngồi yên tại chỗ. Cả trại vẫn im lặng như chết. Lại hai tiếng súng nữa. Cách nhau. Phát một. Có tiếng chân người chạy. Tiếng gọi nhau. Và tiếng béc-giê sủa ồm ồm.
- Lại có thằng nào trốn trại rồi.
Tiếng ai đó lầu bầu. Giọng Nghệ An. Một lúc sau là Lê Bá Di giọng Quảng Trị:
- Báo cáo, Di Lê Bá Di, số tù 127, vào nhà mét đi đái.
Im ắng. Bên ngoài im ắng lắm. Có lẽ anh tù trốn đã chạy được vào rừng. Cuộc rượt đuổi diên ra xa trại. Anh ta có trốn thoát được không? Ai thế nhỉ?
Tất cả ngồi dậy trong màn, chờ đợi một sự kiện gì đó nhưng chẳng có gì xảy ra. Thế là lại chen chúc nhau trong nhà mét. Boi lại về màn. Hắn và già Đô như cùng ngả lưng xuống chiếu một lúc. Già chép miệng:
- Trốn đi đâu được mà trốn cơ chứ.
Lại nằm. Lại nghĩ. Nghĩ đến anh tù trốn trại chui lủi trong rừng. Đến các ông công an, đến đàn chó đang lùng sục. Rồi nghĩ dến thân phận mình tù không án, ngày về chẳng có. Thôi. Đừng nghĩ gì nữa. Tất cả sẽ qua. Đến cả cuộc đời mình rồi cũng qua nữa là... Khi đã hoàn toàn yên lặng, có tiếng chân người ngoài sân. Loang loáng ánh đèn pin. Tiếng Chắt khàn khàn:
- Dậy nhé! Tất cả dậy! Dậy! Điểm danh.!
Lại bật dậy. Chui ra ngồi ở đầu màn. Lại xếp bằng tròn. Tay để trên đùi. ngửa lên. Người sàn trên sóng đôi với người sàn dưới. Sàn bên này đối xứng với sàn bên kia. Ông Thanh Vân mát hầm hầm bấm đèn pin soi vào mặt từng người. Rồi đi ra. Chắt lại khoá cửa. Hai người đi sang buồng khác. Còn ngủ nghê gì được nữa. Ngao ngần hết cả người. Nhưng nằm xuống chiếu rồi Lượng vẫn vui vẻ nói lên tâm trạng chung của anh em khi bị điểm danh đột xuất, khi bị rọi đèn pin vào mặt:
- Báo cáo cán bộ. Ai trốn thì trốn, chứ chúng tôi cho ăn kẹo cũng không trốn. Có trốn thì trốn thời gian sơ tán rồi. Chúng tôi cứ phải có hộ khẩu, có sổ gạo không là chết đói.
Nằm trong màn Lượng cứ báo cáo với bóng đêm như vậy. Không ai hưởng ứng Lượng. Tất cả cố gắng tìm đến với giấc ngủ bị ngắt quãng.
Hắn cũng cố chợp được một lúc. Trở dậy trời đã sáng. Sáng hôm ấy trời nắng. Đã cảm thấy cái nắng của đầu hè. Mây bục. Bay. Dồn. Lộ ra những khoảng trời xanh thèm khát gần trăm ngày nay.
Thấy tiếng chân ông Quân, tất cả xuống đất. Ca, ống bương, bi-đông, khăn mạt chở sẵn. Ông Quân mở toang hai cánh cửa và rất nhanh nép sang một bên tránh cái mùi người, cái mùi hôi hôi của hơi người, quần áo giày dép chăn màn, nhà mét bị nhốt một đêm ào ra. Cái mùi đó, những người ở trong nhà quen mũi không thấy. Còn người ngoài không ai chịu được. Nó nặng. Có trọng lượng. Nó ùa ra như nước ùa khi cánh cửa đập mở. Nó nồng nặc cứ thẳng cửa tràn ra sân. Có lẽ vì thế mà đất sân ở đó đen sạm lại và tất cả những cây trẩu trồng đối diện với các cửa buồng đều còi cọc lá bị cháy táp không lớn được. Đó là một loại không khí có áp suất lớn, được cấu tạo khác hẳn với khí quyển của trái đất. Chả thế có những hôm ông cán bộ khác mở cửa buồng thay ông Quân, vừa mở tung cánh cửa, ông như bị đánh mạnh vào ngực, giật mình lùi lại, nép vội vào một bên làm cho cả bọn cười rộ lên.
Những người tù xếp hàng hai bước ra trước cái bút dứ dứ của ông Quân. Thiếu một người. Tù gọi ầm:
- Còn ai trong ấy ra mau lên.
Dự thắt vội dải rút quần, từ nhà mét chạy ra. Dự buồn đi đồng, đã định nh đến lúc đi làm, nhưng không chịu được. Thân tù thật khổ. Đi ỉa cũng vội. ỉa không hết cứt.
Ngoài sân anh em tù thoải mái hít thở không khí trong lành. Nhiều người không đánh răng, chỉ súc miệng. Hắn vẫn có thuốc đánh răng, nên già Đô cũng được đánh. Hắn phải bảo mãi già Đô mới chịu đấy. Già cười:
- Trâu bò nó có đánh răng đâu mà răng nó trắng thế. Các cụ nhà mình có đánh răng đâu mà các cụ vẫn sống lâu.
Mấy anh tập thể dục. Hắn cũng múa may vài đường cơ bản. Chỉ riêng Nguyễn Văn Phố, tù mười tám năm tập rất đều. Tập thể dục đều, tắm đều và làm việc cũng đều nữa.
Phố cũng là tổ trưởng như hắn. Anh em nghỉ, hắn nghỉ, Phố vẫn làm. Phố chỉ làm việc nhẹ thôi: Đánh luống, xới cỏ. Phố làm không vội vã, cứ nhát một đều đặn, chăm chỉ. Nắng tháng Sáu, anh em dạt cả vào gốc cây tránh nắng, Phố vẫn một mình với cái cuốc giữa nương, mồ hôi đầm đìa. Hắn bảo Phố.
- Anh nghỉ cho anh em nghỉ với chứ.
- Anh em cứ nghỉ đi, mình làm quen rồi, nghỉ nhiều lại chán.
Phố ở Phú Sơn về. Hắn ở QN lên. Đi làm với nhau nhưng không nói chuyện với nhau. Tù vốn giữ mình, giữ mồm, giữ miệng. Hắn vừa đưa nhát cuốc vừa lẩm bẩm một mình:
Hôm nay đi chùa Hương
Hoa cỏ mờ hơi sương
Cùng thầy me em dậy
Em vấn đầu soi gương
Hắn đang nghĩ về quá khứ, nghĩ về những áng thơ bất hủ dù không được in lại.
Bỗng Phố hỏi:
- Anh thích Nguyễn Nhược Pháp lắm à?
Hắn nhìn Phố, kính trọng một người tù có kiến thức. Phố cũng như trăm ngàn người tù khác. Quần áo xám bạc, da đen tai tái. Dòng chữ đỏ in trên ngực: AM xê-ri kỳ cựu. Hắn đáp:
- Vâng. Tôi thuộc Nguyễn Nhược Pháp từ nhỏ.
Phố buông cuốc:
- Tôi cũng thích Nguyễn Nhược Pháp. Tôi còn thích và kính trọng cụ Nguyễn Văn Vĩnh, thân sinh Nguyễn Nhược Pháp nữa.
Đến lượt hắn rời cuốc. Hắn không ngờ Phố lại còn biết cả cụ Nguyễn Vàn Vĩnh: "Ve sầu kêu ve ve, suốt mùa hè, đến khi gió bấc thổi” . Hắn thuộc từ lúc còn bé tí. Bố hắn mua về cho hắn cả một quyển ấy, khi bố hắn sang phố. Còn những "chuột nhắt, mèo và gà trống" những “cá to cá bé nuốt nhau" ...
Từ ấy hai người hay trò chuyện. Phố đọc cả thư con gái út đã mười tám tuổi cho hắn nghe. Phố có một cái gáo múc nước bằng tôn hoa nhà gửi cho. Đi làm về, dù xa dù gần, Phố cũng xách theo một gáo nước suối. Sáng hôm sau tập thể dục xong, Phố tắm. Đầu Phố ít tóc nhưng chải mượt. Nóng lạnh, hôm nào Phố cũng tập thể dục, cũng tắm. Có lẽ Phố bình thường hoá cuộc sống trong tù.
Anh em rửa mặt đánh răng, đi đái đã vãn. Số trực nhật đã xuống bếp lấy suất ăn sáng. Những cặp mắt hướng về nhà bếp. Trong tù thì chỉ có đợi ăn. Chia thức ăn sáng đơn giản hơn. Mì nấu muối, hay sắn, hay khoai lang. Cũng cân. Nhưng. chỉ một lần cân thôi. Sợ nhất khoai lang như hôm nay, vớ phải củ hà thì meo suốt sáng.
Tiếng kẻng gọi đi làm. Hắn cùng mọi người bị bọc, bước ra sân. Hắn trông thấy Hợp nhét con chuột nhắt vào bị. Con chuột cứng quèo, co lại trông càng béo, to hơn ngón tay cải, vàng hươm. Đúng là một con chuột cụ. Trưa nay Hợp sẽ có thứ sột sệt cải thiện rồi. Các toán xếp thành hàng hai, ngồi trên sân hướng về cổng trại dốc thoai thoải. Trông như những mô đất xám xếp thành luống gù gù kín cả sân trại. ở phía cổng, ông Quân nhìn tờ giấy gọi to:
- Phạm nhân Nguyễn Văn Tuấn, Nguyễn Thế Hiển ở lại.
“Xà lim rồi”. Hắn ghé tai già Đô, nói nhỏ. Hai người bao giờ cũng xếp hàng đôi cạnh nhau. Già Đô vội lục bị, dúi cho hắn hai củ khoai lang. Đó là toàn bộ suất sáng của già. Già không ăn, già để phòng xa cho hắn. Rất nhanh, hắn nhét vào bị của hắn, sợ người khác trông thấy.
Một người tách hàng tù đứng ra. Đó là Hiển, một anh tù trẻ. Có tiếng quát: "Anh Tuấn đâu? " Hắn nặng nề khoác bị đứng lên, đi ra khỏi hàng, về phía cổng. Hàng nghìn con mắt nhìn vào hắn.
Ông Quân tay cầm quyển sổ, tay cầm bút máy:
- Toán rau xanh! Toán rau xanh đứng lên.
Nón rách, quần áo xám, cúi mặt, phớt đời, lầm lì, khó hiểu đi hàng đôi chầm chậm trước mặt ông Quân. Ông cầm cái bút máy, cứ mỗi hàng tù đi qua, lại dứ một cái, miệng lẩm nhẩm đếm. Rồi ông ghi vào sổ.
ở trong buồng trực, nhiều ông công an áo xanh, công an áo vàng đang uống nước, hút thuốc cười nói. Khi người cuối cùng trong toán ra cổng trại, một ông công an vũ trang xách khẩu súng dựa vào tường, khoác lên vai đi theo. Và một ông công an áo vàng, đó là ông quản giáo phụ trách toán.
- Toán làm đồi! Lại một toán tù quần áo xám uể oải chậm chạp, tuyệt vọng đứng lên. Số tù đỏ, số tù đen in ở lưng, ở ngực áo, ở ống quần. ông Quân lại giơ bút dứ dứ. ông đếm từng đôi, miệng lẩm nhẩm. Trong phòng trực lại một ông quản giáo có súng lục, một ông công an vũ trang khoác súng trường đi ra.
- Toán may!
- Toán lò vôi!
- Toán lò gạch
Cứ thế sân trại rỗng. Phòng trực rỗng. Ông Quân đi vào cái phòng trực rỗng ấy, ngồi xuống ghế, đặt quyển sổ lên bàn làm tính cộng.
Hắn nhìn thấy anh tù trẻ và bước về phía anh ta:
- Tập trung hay án?
- án. Anh bọp à?
Hắn gật đầu lo lắng:
- Không biết các ông ấy gọi lại làm gì.
Hiển không giấu được niềm vui:
- Em hôm nay hết án. Lo quá, chỉ sợ ông ấy cho thêm cái bọp. Khi nhận dược thư bố em, em mới yên tâm.
- án mấy
- Đúng một năm, ăn đủ, ở đủ. Chẳng được giảm ngày nào. Người nhà em lên đón từ hôm qua.
Ông Quân đã cộng trừ xong, buông quyển sổ:
- Anh Hiển vào đây.
Hiển bước vào phòng. Một mình hắn đứng chờ. Lại càng lo lắng, càng buồn, càng nẫu ruột. Trên đầu hắn là cái bốt gác chính ngay ở cổng trại. Có tiếng lục cục ở trên đó. Tiếng dựng súng, tiếng kéo ghế, tiếng chân người. Một đầu mẩu thuốc đỏ lừ rơi xuống gần chân hắn.
Kìa Hiển đã ra. Hiển nhảy cbân sáo ra cổng sau khi vẫy hắn. Nụ cười sáng bừng. Đó là những bước chân dầu tiên của tự do. Cái vẫy tay mới tuyệt vời. Nó vừa là biểu hiện của tự do vừa là bản thân tự do. Không ai dám vẫy tay vui tươi một cách chân thành như vậy trước mặt ông quản giáo khi còn là một thằng tù. Những giây phút đầu tiên được trở lại làm người tự do mà hắn chứng kiến. Chỉ thoắt một cái đã thay đổi hoàn toàn dù vẫn mang trên người bộ quần áo xám có in số. Thật không thể hiểu được.
Nhưng hắn không kịp suy nghĩ nhiều. ông. Quân hiện ra ở cửa, ra hiệu cho hắn vào. Hắn nhìn thấy cái hòm gỗ của hắn vứt chỏng chơ dưới đất. Nắp hòm mở, bên trong màu gỗ trắng, bên ngoài màu sơn xám. Cái hòm đã gắn bó với hắn ba năm tù. Cái hòm trung thành không bỏ hắn suốt từ toán tăng gia sang toán rau xanh trại Q.N. Rồi theo lên V.Q với hắn. Toán làm đồi, toán văn nghệ, toán chăn nuôi...
Ông Quân ngồi xuống ghế chậm chạp. Lấy ra một tờ giấy đánh máy, đánh vần từng chữ. Hắn biết thế vì thấy miệng ông lẩm nhẩm. Rồi ông để trễ kính xuống sống mũi, ngước nhìn hắn qua phía trên mắt kính:
- Anh tên chi?
- Báo cáo ông. Tên tôi là Nguyễn Văn Tuấn.
- Ngày tháng năm sinh?
- Mồng ba tháng Bảy năm 1934 ạ.
- Quê quán?
Hắn nói quê quán.
- Về đem nội vụ ra đây. Anh được tự do.
Giọng ông hờ hững.
*
* *
Hôm ấy là mồng ba tháng Tư năm 1973. Hắn nhớ. Cứ mỗi lần bận bịu, suýt quên, hắn lại nhớ đến con số ấy để khói quên đi cái ngày quan trọng nhất của mình. Ngày sống lại. Về sau, chắc chắn hơn, hắn ghi vào một quyển sổ. Bẵng đi vài năm lao vào kiếm sống, vật lộn để tồn tại, nhớ lại ngày ấy hắn đâm lẫn lộn. Mồng bốn tháng Ba hay mồng ba tháng Tư. Hắn giở sổ ra xem. Nhưng vẫn còn ngờ ngợ. Có thể ngay lúc ghi hắn đã nhầm lẫn mất rồi. _ Đến khi dọn dẹp giấy má, tìm lại được bức thư hắn viết cho vợ hần ngay tối hôm sau khi được tha trong một căn buồng Hà Nội thì hắn mới thật tin. Đúng 3-4- 1973.
Tuy nhiên lúc nào hắn cũng nhớ rất rõ ngày hôm ấy. Nhớ từng chi tiết.
“Về đem nội vụ ra đây. Anh được tự do". Hắn không té xỉu. Không chết lặng đi, không dựa lưng vào tường để khỏi ngã. Không cắn môi để khỏi cười trước ông quản giáo như những nhà văn giàu tưởng tượng có thể nghĩ và viết.
Hắn bị bất ngờ. Đúng. Hắn không ngờ hắn được tự do, trong khi những người mười tám năm, hai mươi mốt năm vẫn còn ở lại. Con số năm tháng ấy không gợi mấy trong lòng hắn, nhưng đến khi nghe Phố nói:
- Tôi đi tù năm vợ tôi 33 tuổi. Năm nay vợ tôi 5l tuổi rồi.
Kỳ Trước | Kỳ Sau

 


Ý Kiến Bạn Ðọc
 
Tên