1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29

Bùi Ngọc Tấn
cành cây mềm đã rụng hết lá - quét buồng, quét chung quanh. Luôn chân luôn tay. Khi đã sạch sẽ tất cả, Sơn ngồi vào chỗ khuất nghỉ một tý. Nhưng chỉ thoáng thấy bóng ông quản giáo ông vũ trang mãi ngoài cổng, Sơn đã đừng lên vờ lấy cái chổi. Lại quét.
Rõ ràng Sơn quét trại tốt hơn anh tù trước. Rác rưởi cây que quanh nhà xí công cộng cũng không còn (anh em tù người dân tộc chùi đít bằng cây que, đóm, nứa... vương vãi khắp nơi). Gánh nước cọ gần chục nhà mét. Quét gần chục buồng giam. Quét chmg quanh các buồng. Quét lối đi. Dọn nhà đái, nhà xí công cộng... Khối lượng công việc thật đồ sộ. Sơn im lặng làm. Sạch sẽ. Cẩn thận. Chu đáo. Nhặt từng đầu mẩu thuốc lá. Từng cái đầu đóm. Cải vỏ kẹo. Cái lá rụng. Không một ông quản giáo nào chê Sơn. Sức lao động Sơn bỏ ra phải gấp mấy lần khi Sơn còn đi làm cùng với toán.
Bù lại, Sơn được ra vào trại tự do. Và nhất là được biên chế vào toán nhà bếp. Được ngủ được ăn với toán nhà bếp. Được bành. Bành, nhưng trông Sơn vẫn chẳng thấy khác đi tý nào. Vẫn cứ xanh bóng. Vẫn khó đám đăm. Không biết về toán nhà bếp Sơn có còn đứng ở cửa nhà mét nói chuyện với bó hoa đen nữa không? Cái vụ anh-giếch-tơ, béc vòi phun, Sơn kiếm được bao nhiêu? Cái giá phải trả thật là ghê gớm. Rồi hắn cười chua chát:
- ít ra Sơn còn kiếm được tiền để phải trả giá ba năm. Còn gần năm năm của mình là cái giá phải trả vì mình đi viết văn, đi làm báo, vì những ý nghĩ ngu xuẩn, dại dột, ngông cuồng của tuổi trẻ. Đáng đời thằng cáo!
*
* *
Những ý nghĩ bi quan nhất rồi cũng qua đi. Hắn từ biệt cha mẹ ra phố với quyết tâm của một người lính xông vào cuộc chiến đấu mới. Hắn tự nhủ: Tất cả đã qua rồi. Năm năm tù đã qua rồi. Nỗi đắng cay của Ngọc đã qua rồi. Những lo nghĩ xót xa đau đớn của bố mẹ cũng qua rồi. Cả chuyện thằng Hiệp đánh gẫy răng thằng bé thôn Nội cũng qua rồi. Cuộc sống ở phía trước. Dối với hắn phía trước là gì nhỉ Chắc chắn nhất phía trước của hắn là bốn đứa con. Là thằng Hiệp đã thành một thiếu niên. Là con Thương chịu thương chịu khó. Là con Nguyệt quần phíp vá tung tăng đến trường. Là bé Dương nằm trong lòng hắn hỏi hắn: “Bố ơi! Sao bố đi lâu thế, Bố già chưa, hả bố". Và còn dặn đi dặn lại "Bố mẹ bắt gà ra cho con nhé". Chính vì bốn đứa con mà hắn không thể lùi bước. Phải tìm mọi cách khôi phục công lý. Phía trước của hắn là làm sao đền đáp được công ơn cha mẹ. ông Chân đã bảo hắn, khi hắn trở ra phố.
- Bố mẹ chẳng mong gì hơn là con cháu khỏe mạnh, bình an. Con về là bố mẹ mãn nguyện rồi. Con người ta tránh không khỏi số. Bố mẹ được như thế này là quý lắm. Cảm ơn trời phật tổ tiên. Người ta còn ông, mất bà. Còn bà, mất ông. Được song toàn hiếm lắm. Tuy tuổi cao, nhưng giời còn để cho khỏe mạnh, kinh tế chưa phải nhờ đến con cái. Các cụ để lại cho mảnh vườn, còn gọ gẵng sống được. Hơn người rồi. Bom đạn Pháp, Mỹ, gia đình ta nguyên vẹn. Thế là phúc cả mả dày. Con ra ngoài ấy cố gắng cùng với mẹ Ngọc bàn cách làm ăn. Mẹ nó tốt thật đấy. Có gian khổ mới thấy được. Làm dâu, làm vợ như nó hiếm đấy.
Phía trước của hắn là phải gặp được ông Trần, các ông thường vụ. Phải đòi được bản thảo. Phải tìm mọi cách đòi lại cuộc sống đã bị tước đoạt.
Trở về P trên chiếc xe ô-tô khách hôm trước, hôm sau hắn sắp xếp giấy tờ ra đồn công an đăng ký hộ khẩu. Hắn xem lại tờ lệnh tha mà cô trung sĩ ở tổng trại V.Q đã đưa cho hắn. Có hai điều hắn nhớ:
- Tha hắn về địa phương hắn ở trước (thành phố P).
- Hắn được tha vì cải tạo tốt.
Điều thứ nhất là vô cùng quan trọng. Người ta có thể tha hắn về nguyên quán, nghĩa là về quê, nghĩa là hắn không thể đăng ký hộ khẩu ở thành phố, nghĩa là không sổ mùn, không sổ gạo. Nghĩa là hắn phải ở chui với Ngọc, với các con hắn. Điều thứ hai mang tính chất thủ tục nếu không nói là hài hước. Ai được về mà không cải tạo tốt.
Ngày hắn trở lại 75, nếu được tha thì cũng đã cải tạo tốt từ ngày ấy rồi. Về chữ cải tạo này, Dần lái xe kẹp chết người đã có ý kiến nghe cũng có lý: "Cải tạo là thay đổi bản chất. Những người bản chất tốt vào đây sẽ được xấu đi. Có đúng không nào? "
Hắn suy nghĩ: Sao người ta lại tha hắn nhỉ. Hắn vẫn làm đơn kêu oan. Hắn vẫn không chịu nhận những gì người ta muốn hắn nhận. Người ta có thể kéo dài thời hạn đi tù của hắn. Làm gì được? Có thể họ vẫn còn một chút lương tâm, một chút lòng trắc ẩn. Có thể có người nào thấy năm năm ông ta sống với vợ con đã là lâu, nên sực nhớ ra năm năm tù của hắn cũng là quá lâu rồi so với cái tội chủ quan, tự kiêu tự đại, viết nhiều, không muốn vào Đảng của hắn. Kể ra năm năm cũng là lâu chứ. Quá nửa cuộc trường kỳ chống Pháp còn gì. Hẳn phải có ý kiến ông Trần. Chắc ông Trần trong một cuộc họp nào đó đã cười bảo bọn ông Quảng, ông Lan:
- Thằng Tuấn tù thế cũng đủ rồi đấy. Các cậu liệu làm thủ tục cho nó ra đi.
Thế là hắn được tha. Được về, được thoát khỏi tù tội. Hắn nộp giấy tờ ở đồn mà lo. Nhiều người đi tù về không được đăng ký hộ khẩu đấy. Dù lệnh tha có ghi rõ. Người ta nhận giấy, nhận sổ hộ khẩu và bắt hắn làm đơn hứa sẽ nghiêm chỉnh chấp hành chính sách sửa chữa khuyết điểm... Hắn làm đơn. Người ta bảo hắn chờ.
Hắn chờ.
Đó là thời gian nhiều bạn bè đến thăm hắn. Họ đã biết hắn về. Người ta đến thăm hắn cho phải dạo. Để có thể nói với người khác: "Tuấn về rồi, biết chưa. Mình mới đến thàm xong " Câu ấy có nghĩa: Mình là người trung thực. Không sợ hãi. Thtỉy chung như nhất.
Hắn biết vậy vì những người đó chỉ đến thăm hắn có một lần thôi. Rồi biệt tăm. Cái máu sĩ của anh em văn nghệ vốn rất nặng.
Tiếp những người bạn cũ hắn nghi nghi hoặc hoặc. Ai cũng có thể là đặc tình của công an. Đặc tình là chữ hắn học được ở trong tù. Đó là cộng tác viên (lâu dài hay một vụ việc cụ thể) của công an. Hắn nghi có cơ sở. Hắn vấn không hiểu vì sao các ông công an đến khám nhà hắn lại thông thạo như vậy. Vào nhà là kéo ngay cái hòm đựng sách. Mãi sau này mới biết cỏng an có bộ phân kỹ thuật, chuyên mở khóa trộm, hắn nghĩ: Cũng có thể công an đã mở khóa vào nhà hắn nhiều lần khi hắn đi vắng. Trong những ngày chờ đợi hộ khẩu, hắn và Bình tha hồ trò chuyện cùng nhau. Đó là hai người bạn hiểu nhau, hiểu từng chân tơ kẽ tóc, đến từng cái xấu của nhau, có thể nói hết mọi chuyện cùng nhau như nói với chính mình. Và dù có phải xa nhau bao lâu, khi gặp lại, họ vẫn có thể nói chuyện với nhau về tất cả, như chỉ mới chia tay nhau hôm trước và tiếp tục câu chuyện dở dang.
Giờ đến lượt Bình kể về những ngày Bình sống xa hắn. Nỗi nhớ hắn mỗi khi heo may về.
- Những ngày ấy tao sờ thấy kỷ niệm. Thèm được kéo mày ra một quán cà-phê. Uống và im lặng nghe heo may. Thế thôi. Những lúc ấy tao càng thấy thiếu mày.
Hắn cũng đã biết tình cảnh của Bình khi hắn bị bắt qua những thông tin vắn tắt vào trại và những câu chnyện bập bõm Bình nói mấy hôm trước đây. Nhưng hắn không ngờ người ta làm ghê gớm thế. Bmh bị gọi hỏi, căn vặn. Hẳn rồi. Người ta nói với Bình rất đúng:
- Hai anh là một mà lại. Có điều gì các anh không nói với nhau.
Người ta hỏi Bình về bài thơ chống thuế nông nghiệp của hắn. Bmh cả quyết không có bài thơ nào như vậy. Đến khi các ông công an đưa ra những bằng chứng cụ thể, thì Bình ngớ người vì đó là một bài nhại thơ Chinh phụ ngâm của Yên Thao. Hắn đọc. Để cười. (Con người ta cũng cần cười chứ).
Thuở trời đất nổi cơn thuế má
Bọn nhà nông nhiều gã lao đao
Xanh kia thăm thẳm tầng cao.
Vì ai gây dựng nên tao thế này
Trống ngoài đình lung lay bóng nguyệt...
Hắn cười:
- Đúng! Đúng. Trong ấy họ cũng hỏi tao về bài thơ ấy. Tao nói rõ đầu đuôi và khẳng định, nếu bài thơ có nói về thuế thì đó là thuế chế độ cũ vì có câu Trống ngoài đình lung lay bóng nguyệt. Chế độ ta không có trống thúc thuế.
Hắn chẳng thể nào nói được với các ông ấy về tài nhại thơ của Yên Thao, là người hắn không quen mà chỉ nghe Vũ Mạc nói lại. Hắn bảo Bình: Trong ấy họ hỏi tao rất nhiều về mày.
- Họ hỏi những gì?
- Không chịu rèn luyện, lập trường tiểu tư sản bấp bênh. Coi thường đảng viên. Tự kiêu tự đại. Tự do vô tổ chức. Nhưng hỏi nhiều nhất là truyện Người chết không cô độc của mày.
Bình cười nhạt. Anh lại cảm thấy mình rơi vào một trò ngu ngốc. Đó là truyện đạt tới giá trị nhân bản cao của anh. Và người bạn bao giờ cũng khắt khe với những gì anh viết là hắn cũng đánh giá nó cao. Truyện viết về một người bị bệnh ung thư, biết rõ thời hạn sống còn lại của mình. Trong những ngày cuối cùng ấy anh ta sống như thế nào với những người chung quanh, kẻ xấu người tốt, người anh yêu, người anh ghét. Truyện chưa in. Không hiểu sao họ cũng biết và hỏi anh dữ thế.
Gọi hỏi Bình là một việc. Họ còn cử hàng đoàn trinh sát theo Bình không rời. Đó là điều đến bây giờ hắn mới biết. Hắn tròn mắt, nhớ lại câu nói của Vũ Lượng về điều gì cũng có thể xảy ra, kể cả có một ông trời gõ cửa đi vào nhà mình uống chè. Bình bàng hoàng khi biết mình có "đuôi ". Đến lúc ấy anh mới thực sự hiểu điều bạn anh đang chịu là sự mất tự do. Anh như ngửi thấy cái mùi của nhà tù. Anh bắt đầu biết anh bị theo dõi vâo một buổi chiều thứ bảy, khi đèo Thao về một làng ngoại thành thăm hai đứa con trai sơ tán ở nhà chú em. Anh đang mải miết đạp, Thao ngồi ở poócbaga bỗng bấu vào tay anh, nói khẽ:
- Hình như đang có ai theo dõi chúng mình.
Đó là đòn đánh ngang đầu. Là đất sụt nơi mình đứng. Là cuộc đời bỗng nhiên không còn là cuộc đời nữa.
Trời đất đảo lộn. Cuộc sống dù sao cũng là cuộc sống. Vẫn có trời. Có gió. Có mây. Có cánh đồng, có đường phố. Có lúc giận vợ. Có lúc nô đùa với các con. Và viết. Nay sắp mất tất cả. Không. ăn bánh nắp hầm, ăn ngô bung cũng được. Sống với sự giả dối cũng được. Nhưng đừng bị vào tù. Bởi vì còn sống còn hy vọng. Bị bắt là chết. Chết cả chút hy vọng cuối cùng. Cuộc sống với bao vất vả khó khăn lo lắng, nhiều lúc đến mụ mị đi của anh có thể bị tước đoạt bất kỳ lúc nào. Giờ đây anh tính từng ngày, như người ung thư trong Người chết không cô độc. Nghe vợ báo tin có người theo, anh thấy trống rỗng ở ngực. Cảm giác ấy anh đã thấy một lần vào buổi sáng thứ sáu họp cơ quan, nghe Phan Lâm nói: Tên Tuấn đã bị bắt
- Em để ý lâu rồi. Hai đứa.
Giọng Thao run run:
- Cứ thấy họ đi cách mình một quãng. Mình đạp nhanh, họ đạp nhanh. Mình đạp chậm, họ đạp chậm. Đừng. đừng quay lại. Cứ thế. Kệ em.
Thao áp hẳn vào lưng anh mà nói. Anh nghe rõ từng tiếng, dù gió mùa đông bàc ào ào qua tai. Anh sôi lên vì sợ hãi, tuyệt vọng. Và có cảm giác của một con thú bị nhốt trong chuồng lồng lộn nhưng không sao thoát được. Thì ra họ có toàn quyền làm những việc họ thích. Họ huy động cả guồng máy khổng Iồ để hại mình. Đạp xe đi, anh cứ thấy vương vướng ở phía lưng. Dinh dính ở gáy. Một cảm giác lạnh ở phía sau. Lạnh. Và bẩn. Và dính. Anh thở dài. Cuộc đời đến thế là hết. Lẽ ra mình phải biết trước. Mình chủ quan như thàng Tuấn chủ quan. Cứ nghĩ rằng mình hoàn toàn vô tội thì không bị bắt. Lẽ ra phải biết người ta có thể bắt mình bất cứ lúc nào. Anh điên lên đạp như người mất trí. Thao kêu khẽ:
- Anh làm gì thế? Chậm thôi!
Thao biết chồng đang nghĩ gì. Thao biết Bình đang sôi sục.
- Họ cũng đạp nhanh. Hoàn toàn đúng rồi.
Bình đột ngột phanh xe, bảo vợ:
- Đái
Anh đưa xe cho Thao giữ, bước những bước thong thả và đưa mắt nhìn rất nhanh về phía sau. Cách chỗ anh đứng khoảng năm mươi mét có hai người vừa dừng xe đang làm ra vẻ thản nhiên giơ tay chỉ trỏ về phía làng xa... Anh bật diêm châm một điếu Trường Sơn. Thứ thuốc này đắng ngắt và anh cũng chẳng thèm thuốc, nhưng anh cần kéo dài thời gian để xem những người bạn đồng hành kia diễn những trò gì, diễn bao lâu nữa. Anh thấy họ vẫn đứng múa chân múa tay như đang tranh luận sôi nổi lắm. Anh lững thững xuống bờ ruộng và đi mươi bước. Anh làm cái việc tiểu tiện. Tiểu tiện thật. Thong thả anh quay trở lại Lúc này tha hồ nhìn. Hai người, áo bông xanh cả. Một quần xanh công nhân. Một quần màu sáng. Xa quá. Vả lại đã chiều tà. nên anh không nhìn thấy mặt họ, nhưng trông dáng người anh biết họ còn trẻ.
Họ đang chụm đầu lại. Cũng hút thuốc lá. Hình như họ chuẩn bị lên xe vì thấy anh đã nắm vào ghi-đông và ghếch một chân qua yên. Đúng lúc ấy, anh bảo Thao: Em đi giải đi.
Thao hiểu ý anh. Thao đi. Đi xa hơn Bình. Tìm chỗ khuất. Bình đứng trên vệ đường làm ra vẻ bình thản. Anh quay nhìn tứ phía cho có vẻ vô tư, rồi mới nhìn phía sau. Họ đã lên xe đạp. Đạp được mấy vòng một người xuống xe. Người kia cũng xuống. Họ cúi cúi như kiểu lồng lại cái xích bị tuột. Đó là vở diễn của họ. Nghiệp vụ của họ.
Đủ quá rồi. Hiểu quá rồi. Khi Thao khẽ ngồi lên xe, anh đạp một mạch. Không thèm quay đầu lại. Thao cũng im lặng. Chỉ một lần anh nghe Thao nói:
- Chúng nó vẫn theo.
Cái cảm giác mình như một con mồi và họ như những người thợ săn đến với anh lúc đó. Anh biết anh chưa bị bắt thôi, chứ anh đã bị mất tự do rồi. Không thể gọi là tự do khi mình đi đâu, làm gì (kể cả đi đái), gặp ai, trò chuyện bao lâu cũng có người quan sát và ghi vào sổ: “Đối tượng P2 về thăm con. Không đi la cà các nhà hàng xóm. Ngủ ở nhà... ”Vì chắc anh cũng phải có một bí số. Nhưng không biết họ đặt cho anh bí số gì nhỉ? P2 hay A18? Hay T5? Thật là một trò chơi chết người. Và thật buồn là mình lại ở trong vòng chơi đó.
Vợ chồng anh dắt xe vào căn nhà quen thuộc của chú em. Anh ôm hai đứa con trai và nghĩ đến những đứa con của Tuấn. Nghĩ đến bạn anh lúc bị bắt mà không biết trước rằng sẽ bị bắt như anh. Từ nay cái gì cũng nhắc anh nghĩ đến nhà tù, đến những hình phạt bạn anh đã chịu và anh sắp phải chịu.
Anh uống trà với chú em mà không biết mình uống gì. Anh đang nghĩ đến những cái đuôi. Cẩn thận thật. Những hai cái đuôi. Hai cái đuôi hôm nay cũng có mặt ở đây. ở làng này. Mà không ai biết. Vậy là họ đã theo anh lâu rồi. Từ bao giờ nhỉ? Mình đã mất tự do từ lâu rồi, nhưng vẫn cứ tưởng là mình tự do. Mình vẫn vô tư, vẫn cứ tưởng mình như những người bình thường khác. Được là người bình thường sung sướng biết bao.
Anh ra sân, đứng nhìn trời đêm. Làng quê ban đêm thật im ắng và buồn tẻ. Mới chập tối đã chẳng thấy tiếng động nào. Ngoài tiếng chó sủa. Cả làng không ai biết có một cuộc săn đuổi chết người, một trò chơi chết người cũng êm ả như thế này đang xảy ra ở đây. Những người dân quê bao giờ cũng chất phác và đơn giản. Anh thèm được như họ. Anh thèm đánh đổi những hiểu biết của anh, cái đầu của anh lấy cái đầu của họ. Anh thèm đánh đổi số phận của anh lấy số phận của họ.
- Tao thấy Đông và Tây gặp nhau. Bố tao nói: Ngu si hưởng thái bình. Còn Gribôiêđôp có vở kịch Nỗi khổ vì có trí tuệ. Tao đã bao lần căm thù cái trí tuệ ít ỏi nghèo nàn mà mình trót có. Giá tao cứ ở quê cày ruộng thì sao bị bắt.
Hắn tạm ngắt câu chuyện Bình kể. Bình cười:
- Và trước đây chính chúng mình đã phê phán nộị dung tiêu cực trong câu nói của các cụ. Nó mang cái bi quan của người làm nô lệ. Giờ đây chúng mình là chủ. Không phải chỉ là chủ xã hội, chủ chế độ. Còn làm chủ khoa học, làm chủ thiên nhiên và...
Hắn rống lên cùng với Bình, như song ca:
- Làm chủ bản thân mình
Cả hai được một trận cười. Hắn nói những điều đã nghiền ngẫm:
- Chúng ta quá rành việc phê phán. Chúng ta vạch những hạn chế của tất cà những người, những chế độ, những chủ nghĩa đi trước chúng ta và chỉ có chúng ta mới đúng. Chúng ta đứng cao hơn họ. Hêghen hạn chế. Cách mạng Pháp hạn chế. Hugo hạn chế. Tolstoi hạn chế. Nguyễn Du hạn chế. Hạn chế bởi nhân sinh quan. Hạn chế bởi giai cấp. Bởi triết học. Bởi lịch sử. Bởi thời đại. Vân vân và vân vân. Chúng ta là chân lý. Chúng ta cao hơn họ một đầu. Nhưng người ta đọc Hngo. Đọc hàng thế kỷ. Tất nhiên không phải ai cũng là Hugo, cũng là Nguyễn Du. Nhưng cái điều phải soi lại mình thì không làm. Phải tìm xem tại sao các nhà văn Việt Nam viết về những người đang sống, viết về người ta mà người ta lại không đọc, hoặc đọc rất ít. Người ta xô nhau tìm đọc một ông Sha kespeare đã chết từ đời nào bên Anh viết về những người L mã cách đây hàng bao thế kỷ? Đó là cái gì?
Bình trở lại câu chuyện về những cái đuôi:
Đêm ấy tao đang đứng ở sân một mình, nhìn trời nhìn đất cho tĩnh trí thì một bóng đen ở phía vườn bước ra. Tao giật mình. Tưởng họ đến. Tưởng họ đến đọc lệnh bắt. Nhưng hóa ra Thao. Thao vừa đi vừa xem xét xung quanh nhà. Tao nghĩ thương Thao quá. Mày đã biết từ trước tới nay tao chưa hề yêu Thao. Thao chưa được tao đối xử một lần như mày đối với Ngọc. Tao ôm lấy Thao ở giữa sân. Thao khóc. Tao đoán không phải Thao khóc vì sợ, mà khóc vì được tao thương yêu. Thao thì thầm:
- Anh đừng nói gì với chú Tụy (thằng em tao) cả nhé.
Tao đáp:
- Tất nhiên rồi.
Đó là đêm ghê gớm nhất của Bình. Còn sau này anh cũng dần quen với việc có đuôi. Dần quen với ý nghĩ sớm muộn mình cũng bị bắt. Anh hiểu rằng nếu Tuấn bị bắt, thì anh cũng có đủ tiêu chuẩn để bị bắt. Tuấn có tội, anh cũng có đủ số tội Tuấn mắc. Ai chả có lúc kêu ca mậu dịch. Ai chả có lúc kêu độn nhiều ngô quá. Nhận xét các đồng chí đảng viên có thật còn là những người tiền phong gương mẫu không là bậy bạ rồi. Lại còn đụng đến bí thư nữa. Người bí thư bao giờ cũng đại diẹn cho một đảng bộ. Đụng đến bí thư Bách là đụng đến Đảng. Ai chẳng thấy phần lớn những sáng tác hiện nay rơi vào công thức sơ lược, minh họa một chiều. Ai cũng muốn viết hay hơn, nhữg nhân vật với những số phận, những kẻ thù có thực, những nhân vật với chiều sâu nội tâm, chứ không phải là những người phát ngôn chính sách, hoặc những người lười chuyển biến. Nhưng không ai nói gì. Còn mình thì cứ bô bô. Sau khi Thao phát hiện anh bị theo dõi chặt chẽ, không rời nửa bước, anh hiểu tai họa có thể ập xuống bất cứ lúc nào.
Càng choáng váng hơn trong tinh mơ thứ hai, khi hai vợ chồng đạp xe về thành phố. Dậy sớm. Đồng hồ báo thức để lúc hai giờ. Cả hai đều mới chợp mắt. Cả đêm trằn trọc suy nghĩ, sợ hãi và căm phẫn. Khẽ khàng ra khỏi chăn. Hai đứa con vẫn ngủ. Đánh răng rửa mặt. Pha một ấm trà. Nước phích từ tối qua ngưội. Nhưng không sao. Đã thành thói quen. Cứ phải uống một tý vào buổi sáng. Tuy cũng đã dậy. Nhìn các con đang ngủ mà quặn lòng. Đưa tay nhẹ lên má chúng, ấm sực. Bụng nghĩ: "Nếu chưa bị bắt thì hết học kỳ này phải đưa chúng về phố thôi. Nếu mình bị bắt thì vẫn phải để chúng ở đây, một mình Thao trông sao nổi" Lại nghĩ: "Không biết cá chìm còn ở đây không? ”
Cả ngày hôm qua chủ nhật. Thao trong khi chợ búa đã để ý, nhưng không bắt gặp họ. Họ lặn ở đâu? Rất kỹ. Sương xuống. Xuyên qua áo bông. Buốt vai. Trăng tròn và to chênh chếch đỉnh đầu. Hai vợ chồng đạp xe đi áo bông, khăn bịt tai mà vẫn run. Cả làng còn ngủ. Thanh bình quá. Con đường trục chạy qua làng, trăng sáng gập ghềnh. Không một ai. Đi trong hun hút. Sớm thế này chắc đuôi chẳng biết. Hai vợ chồng không nói, nhưng cùng chung một cặp mắt dò tìm. Hoang vắng. Không cả tiếng chó. Chỉ có sương và trăng đỏ chênh chếch phía Tây. Tiếng Thao xuýt xoa ở ngay lưng.
Đã qua một chỗ ngoẹo và sắp tớí nơi họp chợ. Một người đang đi bách bộ trong ánh trăng suông ở giữa đường. “Kia rồi", Với mẫn cảm của người bị săn lùng, cả hai cùng nghĩ như vậy và cùng bấu vào nhau thay lời nói. Im lặng đạp xe đi tới. Người ấy vẫn đi bách bộ, như không quan tâm đến ai, như đang mang trong lòng một nỗi phiền muộn lớn. Nhìn thẳng vào người ấy từ xa. Lúc đi ngang qua cố nhìn rõ mặt. Đó là tự nhiên thôi. Đêm hôm gặp người, ai chẳng cố nhìn cho rõ mặt. Không nhìn mới là không tự nhiên. Người ấy cũng nhìn mình.
Một khuôn mặt trẻ, bình thản nhẫn nại trên đôi vai so lại dưới sương. Đã vượt qua người ấy. Hẳn Thao nhìn rõ hơn. Họ theo dõi mình ghê quá. Như một đối tượng cực kỳ nguy hiểm. Một con thú lớn. Bình không ngờ bộ máy chuyên chính mà anh vốn kính trọng và lãng mạn hóa qua những cuốn tiểu thuyết phản gián lại huy động đến mức này để thực hiện sự chuyên chính với anh. Chắc Tuấn cũng bị theo dõi chặt chẽ như vậy mà không biết. Có lẽ như nó lại hơn. ít nhất nó vẫn được sống bình thường cho tới khi bị bắt.
Đi quá chợ mươi mét, anh thấy thấp thoáng sau bờ tre thưa một ngôi nhà có ánh lửa. Một người đang đi ở sân. Quần áo tề chỉnh. Rõ ràng người thành phố. Thì ra họ chốt ở nhà này. Nhà ai nhỉ? Nhà thằng Tâm, một ngụy binh đã bị ta bắt, nhưng cho “hướng lượng khoan hồng". ở nhà này thật tiện. ít khách khứa ra vào. Bất ngờ. Lại sát ngay đường cái.
Bình đạp xe thong thả. Để cho hai cái đuôi khỏi vội vã. Để cho họ thấy anh chẳng biết gì, hoặc có biết nhưng rất bình tĩnh, tự tin. Khỏi đầu làng, quay lại, thấy hai cái đuôi đen đen đã ở một cự ly thích hợp. Cự ly theo dõi đường trường.
Sao đêm ấy trăng to đến thế. To đến mức kỳ lạ. Quá ác. Và đỏ. Đỏ như máu đỏ. Sương xuống. Giá buốt. Cánh đồng đất ải trắng mờ. Im lặng tuyệt đối. Đi mãi vẫn một vầng trăng to, đỏ như máu. Một cánh đồng đất ải vắng tanh, sương giăng mù mịt. Và hai bóng đen im lặng phía sau.
- Chúng tao sang phà. Còn vắng. Thấy hai bạn dắt xe xuống. Đứng xa chỗ chúng tao. Chúng tao đạp xe đi quành lối phà K sang Nhuế. Phà K vắng. Không thấy bọn họ. Tưởng là nó thôi không bám nữa. Hai vợ chồng đạp xe và không thấy có người theo. Bắt đầu trò chuyện, nhưng đến gần Ngọ Đường, dắt xe dọc đường tàu, lại thấy sau lưng mình hai cái bóng ấy. Mày hình dung được không?
Bình nhăn mặt vẻ ghê sợ. Cho đến bây giờ anh vẫn còn thấy rõ mồn một cảnh tượng kỳ quáỉ đó. Nó kỳ quái như một chuyện của Jack London: Trên Bắc cực mênh mông tuyết trắng, không một sinh vật, một con sói bò theo một con người. Cả hai im lặng bò. Quyết bò đến chết. Quyết bò đến sống. Như đó là mục đích sinh ra ở đời này.
Anh đã quen với những cái đuôi. Và anh dễ dàng nhận ra nơi họ đạt vị trí để theo dõi anh khi anh về nhà anh ở thành phố. Một lần anh đạp xe ra cổng và bất chợt thấy cánh cửa chớp ngôi nhà bên kia đường hơi giật mình. Thoáng một bóng người sau khe hở dọc cánh cửa sổ và bờ tường chỗ bản lề. à, họ đứng rình mình ở đó. Thản nhiên, anh đạp xe đi. Và đưng lại mua một điếu thuốc lá. Anh nhìn thấy đuôi. Đuôi đưng mỗi khi anh đưng. Nhưng cũng có lúc đuôi đạp xe qua và chờ anh ở phía trước. Có lần thử cắt đuôi. Đạp nhanh, rẽ vào những lối ngoắt ngoéo. Anh đã làm được. Nhưng chỉ để thử thôi. Chứ anh biết đó là cả một thiên la địa vọng, không thể nào thoát được. Anh phát hiện ra đặc điểm dễ nhận nhất của đám trinh sát này là: Trẻ. Dép nhựa Tiền Phong trắng, có quai hậu, thứ hàng cực hiếm và sang trọng, giá mậu dịch chỉ có mấy đồng, nhưng giá chui những hai mươi nhăm đồng, nửa cái cán sự mỗi , nửa cây xoan của anh. Vậy là móng trắng.
Thế rồi một hôm Bình thấy một thanh niên đi vào nhà ông bà Toàn ngay bên cạnh nhà Bình. Còn trẻ, dép nhựa trắng Tiền Phong có quai hậu. Móng trắng dắt xe đạp. ở poóc ba-ga có buộc một cái hòm gỗ thông còn mới đánh dầu bóng màu đỏ, đi thẳng từ bậc cấp qua mảnh sân nhỏ bên nhà ông bà Toàn vào nhà và ở lì trong đó.
- Mày còn nhớ bà Toàn không nhỉ?
Bình hỏi. Hắn vừa cười vừa gật đầu:
- Nhớ. Nhớ chứ.
Một chuỗi hồi ức sống lại. Bà Toàn, răng đen, ngoài năm mươi, chỉ cao một mét ba thôi, nhưng tất cả mọi người trong căn nhà đông hộ Bình ở phải kiêng nể. Cái miệng bà quang quác, quang quác. Giành nhau một tý đất. Một chỗ để sọt rác Chửi mèo mắng chó. Nghe xem nhà ai động dao thớt, nhà nào rán mỡ. Ai mua đâu mà được cả xe mùn. Cây chuối nhà sát cửa gầy gò mà ra một buồng quá to... Bà chẳng sợ ai, sẵn sàng đấu khẩu lẫn phê bình... vũ trang. Bà quắc mắt hỏi một bà ở dãy nhà ngang:
- Tay bo à? Tay bo thì tay bo!
Bà vỗ đùi nhảy lên để nhấn mạnh cho lời thách đấu. Sự phẫn nộ, vẻ khinh bỉ lộ rõ trên nét mặt bà đang hừng hực ý chí quyết thắng.
Bình đã tổng kết: Trong một số nhà trước đây chỉ có một chủ, nay lúc nhúc nhiều tổ ấm, những tổ ấm này lại đang sinh sôi nảy nở, ắt phải xảy ra tình trạng thập nhị sứ quân và sẽ tiến lên "thế chân vạc”.
Rồi đến tập quyền. Một vị có đủ phẩm chất, sẽ chiến thắng các sứ quân khác, trùm lợp lên tất cả. ở chỗ Bình, người chiến thắng là bà Toàn.
Nhà Bình và nhà bà Toàn là hai căn buồng liền nhau, vuông vắn, xinh đẹp nhất chỗ đó. Hai căn buồng ở và tiếp khách của chủ Tây ngày trướẹ, thông nhau bằng một cánh cửa, phía dưới bưng bằng gỗ, phía trên là những ô kính nhỏ. Những ô kính vỡ đã được bịt kín bằng giấy. Tuy nhiên văn không ngăn được tiếng động. Bên kìa kéo ghế, bên này nghe tiếng. Nghe được cả tiếng ho. Để kín hơn nữa, bên ông bà Toàn căng một cái rèm. Bình đặt vào chỗ hõm của bờ tường (cánh cửa ở phía ông bà Toàn nên phần bờ tường hõm là của anh) những thanh gỗ làm giá sách. Và để những thứ linh tinh: ống đựng bàn chải đánh răng, phin pha cà-phê, gói thuốc lào hút dở, lọ thuốc đau mắt... Đôi bên cách biệt hơn trước. Cách âm cũng tốt hơn trước.
Phía trước nhà hai người có một mảnh sân. Cuộc đàm phán ngăn đôi mảnh sân kéo dài, vì ở phía nhà Bình có hai cây xoan. Nhà bà Toàn chẳng có cây nào. Cuối cùng anh đồng ý chia đôi: mỗi người một cây. Anh bắt chặt ngay. Để khỏi muỗi. Bà Toàn đẵn xoan mang về. Còn cây xoan của Bình, Bình bán. Bà Toàn bảo: "Để tôi mua cả một thể". Ông Toàn bảo: "Tôi giả anh cái cán sự mỗi". Nghĩa là năm mươi đồng, tương đương với lương cán sự một. Bình đồng ý ngay, tuy cây xoan giá những cán sự ba, nghĩa là sáu tư, sáu nhăm đồng. Đẵn xoan xong, đến việc rào ngăn. Bà Toàn bảo bà chưa có điều kiện, chưa có tiền mua cây que, vì bà biết một mình Bình, Bình cũng làm. Qnả nhiên, đúng vậy.
Không chịu được cách khôn lỏi, quá đáng của bà Toàn, Bình quyết phản công. Phản công êm dịu. Một cách tấn công hòa bình. Hay đúng hơn, một thứ tâm lý chiến. Bình xuống bếp (làm ở ngoài sân, gần bếp nhà bà Toàn) đem dao thớt ra chặt nhát một như người chặt thịt gà. Những nhát đanh. Lại gọi vợ:
- Sang bác Tuấn suốt mấy cái là chanh nhé. Thịt gà không lá chanh như anh không nàng.
- Mua ớt chưa? Cơm không ớt như quật thớt vào mặt.
- Lần sau mua con gà non non tý nhé. Con này khí cao tuổi đấy. Làm một tý "rạo " (rượu) nữa chứ nhỉ?
Bình cứ oang oang những mệnh lệnh "âm sâm " như vậy. Và phải nói Bình ứng tác nhưng câu tục ngữ về ăn uống rất cừ. Thao và hai cậu con giai chết lặng vì cười. Vừa thở như sắp đứt ruột vừa rên rỉ, lại phải cố trả lời với một giọng điệu tự nhiên, sao cho đừng có tiếng nào vỡ toác ra vì cười.
- Con xin lá chanh rồi.
- Làm gì cứ ầm ĩ lên thế?
Bình không cười. Bình vẫn tỉnh khô. Anh đang tưởng tượng ra một con gà nằm trên thớt và tập trung tư tưởng vào những nhát dao. Những nhát dao đúng là chặt thịt gà, những nhát dao nhói lòng hàng xớm.
Nhà Bình có mọt con gà. Kể ra nó cũng có vẻ gà trống thật. Trụi. Trụi cả lưng, cả bụng. Da đỏ hon hỏn. Mào to đỏ đọc rủ về một bên mắt, trông càng dữ. Như một chú gà trống choai choai. Thế nhưng nó đẻ trứng. Hai cậu con giai gọi bố í ới ngay chỗ chuổng gà cạnh hàng rào thưa mới ngăn hai nhà:
- Ơ, bố này, con gà sống nhà mình nó đẻ, bố ạ!
- Đâu?
- Trứng đây này, to không?
Ba bố con cầm con gà trụi, da đỏ, mào đỏ rủ về một bên măt ấy lên, vuốt ve âu yếm như nó là một con gà đẻ ra vàng vậy. Nó đẻ cách nhật, nhưng ngày nào ba bố con cũng reo:
- Lại một quả trứng nữa đây này!
Con gà đẻ mà cứ im thin thít, chẳng thấy cục ta cục tác. Đúng là gà trống đẻ thật rồi. Trứng lại to, đỏ au.
Bà Toàn giả điếc, không thèm để ý đến chuyện vặt ấy. Nhưng rồi bà không chịu được. Như chính bà vừa bị mất cướp. Bà kêu lên:
- Nhà người ta trồng lau ra mía. Nhà mình trồng củ tía ra củ nâu.
Mấy bố con lại cười. Cười lặng lẽ. Khi đó Bình đã bảo hắn:
- Chẳng còn gì vui nữa. Thì vui bằng sự đau khổ của người khác vậy.
Hắn cũng đã bảo lại Bình:
- Và ngược lại, thấy người khác hơn mình thì mình đau khổ. Thế mới bỏ mẹ chứ!
Khi thấy móng trắng vào nhà ông bà Toàn. Bình giật mình. Anh cài trái cửa và rón rén đi về phía giá sách, áp tai nghe ngóng, êm ả. Chẳng nghe được tiếng nói chuyện. Họ làm gì mà im ắng thế. Có tiếng kéo ghế. Rồi lại im lặng.
Đứng lâu quá, mỏi chân, muỗi đốt. Bình lăn ra giường. Hẳn là họ đến đặt máy ghi âm. Cái hòm gỗ thông quang dầu mới tinh ấy hẳn là đựng máy móc. Không biết họ mới đến lần đầu hay đến nhiều lần rồi? Cũng có thể anh ta là khách hay con cháu bà Toàn đến chơi. Bình tự tranh cãi. Nhưng anh này trông rất lạ. Chưa thấy đến lần nào. Dù sao cũng phải cảnh giác. Chờ đến khi nghe tiếng líp xe đạp giòn lách tách từ sân ra cửa, anh nhỏm dậy và nhìn thấy phía lưng người đó. Đặc một dáng vẻ của những cái đuôi anh vẫn gặp. Cái hòm gỗ thông cũng không còn trên poóc ba-ga xe đạp nữa. Cố trấn tĩnh, anh ra sân. Ông bà Toàn cũng vừa bước ra. Bà Toàn hỏi anh:
- Anh Bình hôm nay không đi làm à?
Câu hỏi đầy ẩn ý. Nụ cười của ông Toàn cũng có vẻ thế nào ấy. Rõ ràng họ đã biết hết chuyện về mình. Họ biết mình bị đình chỉ công tác. Biết mình bị theo dõi.
- Không, hôm nay cháu mệt, nghỉ ở nhà.
Bình trả lời một cách thản nhiên. Anh quay vào buồng. Lại cài trái cửa. Im lặng. Khẽ khàng nhấc từng quyển sách ra khỏi giá. Từng thứ trong cái đống vạt vãnh của sinh hoạt gia đình. Đến lúc ấy anh mới biết cái rèm nhà ông bà Toàn không treo nữa. Và thấy đầu một sợi dây đồng nhỏ, sáng từ bên ông Toàn xuyên qua một tờ giấy dán thay cho một ô kính bị vỡ. Anh khom khom nhìn đầu sợi dây đồng. Anh giơ tay định sờ vào sợi dây. Bàn tay anh chững lại khi gần chạm vào nó. Có tiếng gõ cửa. Anh giật mình. nhìn đống sách vở ngổn ngang. Anh im lặng nghe ngóng. Gõ cửa nữa.
- Ai?
Không thể để cho họ thấy cảnh anh đang dọn dẹp, tìm tòi này. Tiếng Thao:
- Mở cửa cho em.
Bình thở phào. Bước vào nhà, Thao giật mình:
- Làm gì thế này, anh?
Bình giơ tay huơ huơ ra hiệu im lặng. Anh cài cửa và hỏi Thao:
- Em về sớm thế?
- Còn sớm gì nữa. Mười một giờ hơn rồi.
Đến lúc ấy anh mới biết đã tan tầm. Đã trưa rồi.
Anh kéo Thao, chỉ cho Thao mẩu dây đồng mới sáng đỏ lên. Hai vợ chồng xuống bếp nói chuyện. Thao im lặng. Rồi Thao thì thào:
- Có thể là một sợi dây ông ấy buộc cái gì đó. Nó đâm sang. Nhưng mình cứ phải cảnh giác. Để em sang xem...
Vốn rất tháo vát nhanh nhảu, Thao vớ cái bát con và cái cùi-dìa, xăm xăm sang ông bà Toàn. Bình chỉ biết nhìn Thao, lo lắng, không dám gọi Thao lại dặn dò.
Anh nghe thấy tiếng Thao vui vẻ trong buồng nhà ông bà hàng xóm:
- Ông bà còn mỡ không, cháu vay một thìa. Nhà chẳng có cái gì ăn. Định chưng ít mắm tôm mà lại hết mỡ.
Một thoáng sau, Thao cầm thìa bát trở về, nói to từ sân bên ấy:
- Ông bà cũng hết mỡ rồi, anh ạ.
Và Thao kéo Bình ra góc xa nhất, ghé sát tai Bình, nhưng Bình đã nói to:
Thôi, ăn mắm tôm sống cũng được.
Thao thì thầm:
- Cái hòm. gỗ thông để ở giáp cửa an sang nhà mình. Phủ vải. nhưng em vẫn nhận ra. Cao đúng bằng đầu giường chúng mình.
Bình thót ruột. Tai họa đã đến gần lắm, sát đầu giường anh. Thao im lặng. Cả hai khe khàng xếp lại sách vở trên giá. Không gây ra một tiếng động nhỏ.
Bình và Thao định chuyển giường về đầu buồng kia, không kê ở sát giá sách nữa, cho xa sợi dây đồng. Nhưng bàn đi tính lại, lại thôi. Cứ phải giữ nguyên sự sắp xếp như cũ. Để không ai có thể nghĩ mình đâ biết, đã đề phòng. Chỉ có điều bây giờ nằm trên giường chớ than thở về những khó khăn. Lại càng không được kêu ca bất cứ chuyện gì. Đừng thở dài. Chỉ được nói chuyện vui. Đúng. Tương kế tựu kế. Chỉ nói chuyện vui. Chỉ lạc quan cách mạng. Không bao giờ bi quan. Lại càng không bất mãn. Nhưng cả hai đều rất vụng về. Năm ấy sương muối, rét đậm. Lúa chiêm mới cấy chết khô. Hoa màu cháy lá. Cau rụng xuống gốc từng đống. Nhưng vừa nằm vào giường Thao đã láu táu:
Năm nay thời tiết thế này được mùa lớn đấy anh ạ.
- Được mùa chứ. Các hợp tác xã bây giờ thâm canh ghê lắm. Có những huyện đạt 5 tấn rồi. Bây giờ Thái Bình đang quyết tâm xây dựng toàn tỉnh đạt 5 tấn.
- Được mùa vài năm chẳng mấy chốc mà sướng.
Bình định nói một câu đầy phấn khởi nữa tiếp theo, nhưng thấy Thao cười rung cả chăn, anh cũng cười, hai vợ chồng cười không thành tiếng. Bình trở mình ôm lấy Thao, thì thầm vào tai Thao: “Nói như cứt ấy". Và luồn tay vào người Thao. Hai vợ chồng càng cười dữ hơn. Vẫn không thành tiếng. Sức cộng hưởng làm giát giường rung cành cạch...
Mỗi tối một chuyện. Họ phải thống nhất đề tài trước khi lên giường, ai nói trước, ai nói sau, không quên rút kinh nghiệm vở diễn tối hôm trước. Địa điểm hội nghị là giứa sân. Không phải trong bếp. Vì dưới bếp cũng sợ. Biết đâu đấy. Hai người ngồi xổm giữa sân. Âu sầu, ủ ê lo lắng, nhưng cũng có lúc tinh nghịch, hài hước, vì cũng cần cười lên tý chút, căng thẳng quá lâu rồi, chán quá rồi.
- Báo cáo đồng chí chứ... - Thao nói khẽ với giọng phát biểu trong các cuộc họp cơ quan, - đề tài chiến đấn hơi nhiều rồi đấy. Hay là chuyển sang mục ngành thương nghiệp xây dựng tổ lao động xã hội chủ nghĩa đi. , thực hiện điều Bác dạy: Không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng, đưa hàng đến tận tay người tiêu dùng.
Bình đáp lại lời vợ bằng giọng lưu manh đường phố.
- Tớ vẫn thấy cần phải nói về nông nghiệp. Vì nông nghiệp là cơ bản. Nhưng đăng ấy phát biểu đếch ra làm sao. Đang sương muối bỏ mẹ đi. Lúa chiêm xuân chết gần hết, đằng ấy lại bảo thời tiết thuận lợi...
Thế là trên chiếc giường sát với cửa ngách thông sang nhà ông bà Toàn, hai vợ chồng tối nào cũng nói những lời ca ngợi, hôm nay là nhà máy xi-mảng khôi phục sản xuất, ngày mai là giọng hát Tường Vi...
Bình cảm thấy không chịu đựng được nữa rồi. Nhiều lức anh nghĩ: Thà bị bắt ngay còn hơn lo sợ phấp phỏng mãi thế này. Những lúc ấy anh mong được như hắn.
Suốt ngày một mình quanh quẩn như một cái bóng trong căn buồng im lìm vắng lặng. Không ai đến chơi với anh nữa. Người ta sợ anh như sợ bệnh truyền nhiễm. Rất tự trọng, khinh bỉ cuộc đời đen bạc, khinh bỉ những người từng xoắn xuýt, cởi mở với anh, nay tìm cách lánh xa anh, anh làm như không quen họ. Cho nên anh thật sự sung sướng, cảm thấy hạnh phúc, một niềm an ủi lớn lao, khi Lê Bàn xuống thăm anh.
Anh đang ngồi dựa lưng vào tường đọc sách và chờ đợi điều sẽ phải đến thì có tiếng gõ cửa. Anh giật thót người. Nhìn ra: Lê Bàn. Lê Bàn từ Hà Nội về. Anh bật dậy, ra đón. Lê Bàn nắm chặt tay anh, nhìn anh như không tin vào mắt mình. Cái nhìn sung sướng, nhưng vẫn còn vẻ hoảng sợ của một người vừa thấy người thân sống lại.
- Thằng Bình! Chúng nó đồn ầm lên là mày bị bắt rồi.
Tiếng Bàn xen lẫn tiếng thở ví xúc động. Bàn vẫn có kiểu nói oang oang như vậy. Bình giơ tay lên miệng ra hiệu "suỵt” và ghé vào tai Bàn thì thào:
- Khẽ chứ. Nói gì ra ngoài. Nhưng hãy vào đây uống nước đã.
Bàn nhìn lên trần nhà, rồi lại nhìn quanh. Anh hiểu Bình đang bị theo dõi chặt chẽ.
- Thao đâu?
- Bà ấy đi làm chưa về.
- Thằng Vũ Mạc gặp tao. Nó bảo nó gặp thằng Lê Phong. Thằng Lê Phong bảo nó là mày bị...
Bàn lại bỏ dở câu nói. Anh chưa quen được với cách nói chuyện lúc to, lúc thì thầm, cùng một lúc diễn ra hai cuộc nói chuyện. Một cuộc nói chuyện công khai để cho người thứ ba nghe và một cuộc nói chuyện bí mật chỉ có hai người.
Bàn nhíu mày khe khẽ:
- Chúng mày gay quá nhỉ?
Và anh nói to:
- Uống nước đi, trà ngon quá.
Nhưng anh không nống nước mà ghé tai Bình:
- Thăng Vũ Mạc cũng định xuống thăm cái Ngọc luôn thể, nhưng nó bị ngã, gẫy chân. Nàm bệnh viện năm ngày rồi. Bó bột. Khổ quá, anh em...
Bình nhìn Bàn và cười. Niềm vui của Bình quá lớn. Đã bao lâu rồi anh không có một người bạn để mà trò chuyện, mà tâm sự, mà trút nỗi niềm. Anh cứ đọc một mình câu thơ của Trần Dần. Câu thơ chưa in, anh chỉ được nghe Vũ Mạc đọc lại:
Hãy chỉ cho tôi nơi nào tôi đổ bớt được tôi đi
Anh quen Lê Bàn, Vũ Mạc qua hắn. Cả đám bạn Hà Nội của hắn là bạn anh. Tuổi trẻ, nghề nghiệp và nhất là cách sống đã gắn bó họ lại.
Sau khi hắn bị bắt, Lê Bàn đã về thăm Ngọc. Biết Ngọc đi học, Bàn chọn ngày xuống thăm. Ngày lễ Noel. Bàn cùng Ngọc chuẩn bị đồ tiếp tế cho hắn. Bàn gửi vào bọc quà của Ngọc tý chút của anh: Hai gói thuốc lá (Anh còn định gửi nhiều nữa, nhưng Ngọc bảo thôi vì ở 75 người ta cho nhận ít. lắm). Bình làm cơm mời Bàn và Ngọc. Lúc đó Bình chỉ blết là mình sẽ gay go thôi, chứ không ngờ lại đến mức này. Bình kéo Bàn xuống bếp, nhưng rồi lại thấy không an toàn, anh và Bàn ra giữa sân ngồi:
- Mày về đây cũng bị theo dõi đấy. Thôi, đừng về nữa. Nguy hiểm lắm. Căng quá nhỉ"
Bình gật.
- Cái Ngọc có nhà không?
Bình lắc.
Bàn thở dài:
- Lâu quá tao không gặp cái Ngọc. Có tin tức gì về thằng Tuấn không?
- Nó không có thư ra.
Vừa chuyện, Bình vừa để ý bên nhà ông Toàn. Bà Toàn đi xuống bếp, rồi lại đi lên. Một cách rất đáng ngờ. Bình lại kéo Bàn vào trong nhà. Lấy sách ra đọc.
Và đi chơi phố. Bình để ý: Có đuôi bám. Bình bảo Bàn: “Có đuôi đấy”. Tức mình, vào một hiệu cà-phê bất chợt. Chẳng cần biết đuôi ngồi đợi ở chỗ nào.
Kỳ Trước | Kỳ Sau

 


Ý Kiến Bạn Ðọc
 
Tên