Thuộc về một gia đình quí phái Lamã, Cecilia chỉ muốn sống trong sự đọc kinh cầu nguyện, nhưng bị ép gả cho một thanh niên ngoại đạo, tên là Valêrianô. Trong lễ cưới “trong khi giàn đàn óng xướng lên thì cô hát cho Chúa trong tâm hồn,” cầu xin cho đức trong sạch của mình được gìn giữ. (Câu ấy bị giải thích sai lạc, cho rằng Cêcilia hát có đàn óng hòa theo và vì thế người ta tôn người làm quan thầy âm nhạc.) Khi ở một mình với chồng, Cêcilia cho anh biết, có một Thiên thần đang che chở, nếu anh phạm đến mình thì sẽ bị Chúa trừng phạt. Trái lại, nếu tôn trọng sự khiết trinh thì được ơn Chúa thưởng. Valêranô xin được nhìn thấy. Cêcilia cho biết chỉ nhìn thấy khi “đã gặp ông già Urbanô” và được rửa tội…Valêrianô được rửa tội với một người bạn là Tiburce. Vị tổng trấn kết án cả hai vì theo đạo và được Cêcilia đến thăm trong ngục trước khi bị hành quyết. Còn Cêcilia bị lên án thiêu sinh trong phòng tắm nhưng lửa không chạm đến và bị chém đầu.
            Đó là tóm tắt câu chuyện gọi là “tử nạn của Cêcilia” được phổ biến ở Lamã trước năm 500. Theo sử liệu thì Valêrianô và Riburce là những vị tử đạo Lamã thật. Nhưng Cêcilia chắc là một trinh nữ thuộc gia đình Cêcilii. Người đã hiến dâng đám đất Traustévère cho Đức Calixte lập hang toại đạo, trong đó có một nhà nguyện mang tên Cêcilia. Về ngày chết của Cêcilia, có lẽ xảy ra dưới thời Đức Urbanô. Vào thời trung cổ, việc sùng kính thánh nữ rất phổ thông, 6 thánh đường Lamã tự nhận được lưu giữ thủ cấp của thánh nữ. Người ta kể rằng: năm 1599, trong khi chỉnh trang lại nhà thờ kính thánh nữ tại Traustévère, Hồng Y Sfondrati mở hòm thánh tích thì thấy xác thánh nữ nguyên vẹn.
            Lễ nhớ: 22 tháng 11.

 


Ý Kiến Bạn Ðọc
 
Tên