www.hanhtrinh.4t.com


I/ Ý NGHĨA CỦA THÁNH LỄ :

Thánh Lễ mang nhiều ý nghĩa :

1/ Hy lễ thánh : Thánh lễ nhằm hiện tại hóa hy lễ của Chúa Kitô dâng một lần duy nhất trên thập giá xưa để cứu độ nhân loại. Giá trị của Thánh lễ thuộc hoàn toàn vào Chúa Kitô, Ngài hiện diện qua Lời Chúa khi được công bố qua vai trò của thừa tác viên, nơi bàn thờ và nơi của lễ.

2/ Bàn tiệc thánh : Thánh lễ được gọi là bữa ăn của Chúa nơi đó con người được mời gọi tham dự bàn tiệc thần linh. Nhờ rước Mình và Máu Chúa Kitô chúng ta đón nhận sự sống đời đời, từ đó đời sống đức tin được tăng trưởng luôn mãi.

3/ Cuộc tưởng niệm gọi : Thánh lễ tưởng niệm cuộc vượt qua của Chúa Kitô, chết và sống lại. Khi tưởng niệm, một đàng Giáo Hội xác tín vào biến cố Vượt qua của Chúa Kitô mang giá trị cứu độ, đàng khác Giáo Hội khám phá và tạ ơn Thiên Chúa vì lịch sử cứu độ đã hoàn tất viên mãn nơi biến cố vượt qua của Chúa Kitô. Tưởng niệm không mang nghĩa kỷ niệm thụ động hay nhớ nhung, nhưng là hồi tưởng các công trình của Thiên Chúa trong quá khứ, để rồi hiện tại hóa công trình đó trong đời sống đức tin, nhờ sự hhiện diện của Cháu Kitô.

4/ Nghi lễ bẻ bánh : Thánh lễ là nơi Chúa Kitô trao ban chính mình cho nhân loại khi Ngài cầm lấy bánh bẻ ra trao cho các môn đệ. Tham dự thánh lễ trước tham dự vào một tấm bánh duy nhất là Chúa Kitô. Thật vậy, khi tham dự vào tấm bánh duy nhất đó, người tín hữu biểu lộ sự hiệp nhất và kiến tạo đời sống hiệp thông trong Giáo Hội.

5/ Mầu nhiệm Đức tin và cực thánh : Con người chỉ có thể tham dự thánh lễ trong đức tin, Giáo Hội tin làm sao cử hành như vậy Thánh lễ được gọi là mầu nhiệm cực thánh và là tâm điểm của tất cả phụng vụ Kitô giáo.

. 6/ Thánh lễ gắn liền với sứ mạng truyền giáo : Truyền giáo là làm cho muôn dân nhận biết Chúa Giêsu, Đấng cứu độ. Thánh lễ cho chúng ta gặp gỡ Chúa Giêsu, để từ cảm nghiệm này người tín hữu sẽ dẫn người khác đến gặp gỡ Ngài kết thúc Thánh lễ không phải là hoàn tất một công việc phải làm cho xong, nhưng là khởi đầu một sứ vụ mới, sứ vụ truyền giáo, nghĩa là Thánh lễ thúc giục chúng ta lên đường đến với người khác để làm cho họ nhận biết Chúa Giêsu và từ đó họ chọn lựa để theo Ngài.

II./ CẤU TRÚC THÁNH LỄ :

1/ Nghi thức mở đầu : Chuẩn bị và tập hợp cộng đoàn nhằm mục đích giúp các tín hữu hiệp thông với nhau, chuẩn bị tâm hồn để lắng nghe Lời Chúa và cử hành Thánh lễ cho xứng đáng. Nghi thức mở đầu gồm :

- Ca nhập lễ : Bài hát đi kèm cuộc rước chủ tế ra bàn thờ có mục đích mở đầu Thánh lễ, giúp cộng đoàn hiệp nhất với nhau và hướng tân hồn họ vào mầu nhiệm sắp được cử hành trong Thánh lễ (RM 47)

- Chủ tế chào bàn thờ : Qua 2 hành động cúi mình sâu trước bàn thờ và hôn bàn thờ, đây là dấu chỉ kính trọng và tôn kính với Chúa Kitô. Sau đó ngài chào giáo dân để nói lên sự hiện diện của Chúa ở giữa công đoàn, đồng thời diễn tả mầu nhiệm Giáo Hội được quy tụ và hiệp nhất trong cử hành phụng vụ thánh (RM 49 – 50).

- Nghi thức sám hối và kinh Thương xót : Nhấn mạnh vào lòng thương xót của Chúa Giêsu đối với chúng ta là các tội nhân. Nhờ tình thương của Ngài mà chúng ta được thanh tẩy để xứng đáng tham dự vào cử hành thánh.

- Kinh Vinh danh : Lời kinh cổ kính nhằm tôn vinh Thiên Chúa Ba Ngôi được Giáo Hội dùng để diễn tả niềm vui và hân hoan và sự trang trọng cầu ngày lễ. Kinh này được hát trong các Chúa Nhật ngoài Mùa Vọng và Mùa Chay, trong các lễ trọng, lễ kính và những dịp đặc biệt (RM 53).

- Lời nguyện nhập lễ : (lời tổng nguyện) do chủ tế đọc, lời nguyện của tất cả cộng đoàn và mọi người đều tham dự vào lời nguyện này, vì thế khi chủ tế kết thúc lời nguyện mọi người đáp “Amen” nói lên sự tán đồng và chấp nhận lời nguyện ngài vừa dâng lên cũng là của chúng ta.



2/ Phụng vụ Lời Chúa : Gồm các bài đọc trích từ Kinh Thánh. Thông thường có 3 bài đọc đối với các Chúa Nhật và lễ trọng. Bài 1 thường trích từ Cựu Ước (trừ Mùa Phục Sinh trích từ Công vụ tông đồ), bài 2 từ các thơ Tân Ước và bài 3 trích từ các sách Tin Mừng. Trong ba bài thì bài Tin Mừng chiếm vị trí ưu tiên và là cao điểm của phụng vụ Lời Chúa (RM 60).

- Đáp ca : Là phần dân Chúa đáp lại Lời Chúa sau khi nghe Ngài nói : Đáp ca được trích từ các Thánh vịnh hay Thánh ca Cựu Ước và Tân Ước, những bài đáp ca này có liên hệ trực tiếp với các bài sách Thánh được đọc trong các Thánh Lễ.

- Bài giảng : Một thành phần của cử hành phụng vụ nhằm nuôi dưỡng đời sống linh hữu. Ngoài diễn giảng thông thường là chủ tế, cũng có thể là một vị đồng tế hoặc phó tế, nhưng không bao giờ là giáo dân.

- Kinh Tin Kính : Là hành động đáp lại Lời Chúa, bản tuyên xưng đức tin mà mọi người tín hữu cùng nhau tuyên xưng trước khi cử hành Thánh lễ. Kinh Tin Kính được mọi người cùng đọc và hát chung.

- Lời nguyện chung : (Lời nguyện tín hữu) Nhắc đến chức tư tế phổ quát của mọi tín hữu để cầu nguyện cho hết mọi người. Chủ tế đọc lời mời gọi và lời nguyện kết thúc, xướng viên đọc các ý nguyện, còn cộng đoàn biểu lộ tâm tình bằng câu đáp sau mỗi lời nguyện hoặc giữ thinh lặng cầu nguyện (RM 71).

3/ Phụng vụ Thánh Thể : Khi cử hành Phụng vụ Thánh Thể, Giáo Hội thực hiện lệnh truyền của Chúa Kitô “Hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy” Chính Chúa Kitô hiện diện khi Giáo Hội cử hành Thánh Thể để hiện tại hóa hy lễ của Ngài, vì vậy cấu trúc của phụng vụ Thánh Thể được sắp xếp để làm nỗi bật lời nói và hành động của Chúa Kitô.

Phụng vụ Thánh Thể gồm ba phần :

a) Chuẩn bị lễ vật : Bắt đầu từ lúc đem bánh rượu lên bàn thờ đến hết lời nguyện trên lễ vật. Nghi thức này nhấn mạnh yếu tố vật chất bánh và rượu đã được Chúa Kitô dùng để biến nên Mình và Máu Ngài, đồng thời cũng cho thấy con người được mời gọi cộng tác vào hy tế của Chúa Kitô trong Thánh Thể, bằng cách dâng tiến hoa quả của sức cần lao, cũng như những đóng góp của mình để trợ giúp người nghèo và các việc thiện ích của Giáo Hội.

- Việc xin tiền thau là hình thức đơn giản của dâng lễ vật thời xưa, lúc đó dân Chúa tham dự thánh lễ ai cũng đem góp phần mình bằng các sản phẩm nông nghiệp. Bỏ tiền thau là cử chỉ hiệp thông, là dấu chỉ bề ngoài của tình liên đới trong đời sống Giáo Hội và nhân loại, và là góp phần mình trong việc thăng tiến thân thể nhiệm mầu của Chúa Kitô.

- Chủ tế xông hương lễ vật, thánh giá và bàn thời diễn tả lễ vật với lời nguyện của Giáo Hội ví như hương trầm bay lên trước tôn nhan Thiên Chúa. Chủ tế, các linh mục đồng tế (nếu có) và các tín hữu cũng được xông hương nói lên phầm giá của những người đã lãnh nhận bí tích Thanh Tẩy.

- Chủ tế rửa tay biểu lộ lòng ao ước được thanh tẩy tâm hồn để xứng đáng cử hành mầu nhiệm cực thánh.

b) Kinh nguyện Thánh Thể : (Kinh Tạ Ơn) Là trung tâm và đỉnh cao của toàn bộ cử hành Thánh Thể (RM 78). Nội dung của kinh Nguyện Thánh Thể là tạ ơn và thánh hóa, nghĩa là toàn thể cộng đoàn tín hữu kết hiệp với Chúa Kitô, qua vai trò chủ tế, để tạ ơn và tuyên xưng các kỳ công của Thiên Chúa, đồng thời xin ơn thánh hóa Giáo Hội. Cấu trúc kinh nguyện Thánh Thể gồm tám yếu tố chính yếu sau đây : Lời tiền tụng, kinh Thánh Thánh Thánh, kinh nài xin Chúa Thánh Thần xuống thánh hóa lễ vật, kinh Tưởng niệm, lời nguyện dâng tiến, lời chuyển cầu trong mầu nhiệm hiệp thông của Giáo Hội và vinh tụng ca.

- Lời tiền tụng : Bắt đầu bằng lời đối thoại giữa chủ tế và cộng đoàn h “Chúa ở cùng anh chị em – Và ở cùng Cha; Hãy nâng tâm hồn lên – Chúng con đang hướng về Chúa; Hãy tạ ơn Chúa là Thiên Chúa chúng ta – Thật là chính đáng” là lời mời gọi nhằm biểu lộ tính duy nhất của cộng đoàn phụng tự trong lời tạ ơn dâng lên Thiên Chúa. Việc hướng tâm hồn lên là thái độ của con người được phục sinh, của người chỉ tìm kiếm những thực tại trên trời nơi Chúa Kitô đang ngự bên hữu Thiên Chúa. Sau lời đối thoại, mọi lời tiền tụng đều gồm ba phần rõ rệt : Lời tạ ơn Chúa Cha nhờ Chúa kitô, lý do tạ ơn hay dẫn chứng một khía cạnh nào đó của mầu nhiệm đang được cử hành, và câu dẫn vào kinh Thánh Thánh Thánh.

- Kinh Thánh Thánh Thánh : Là lời tung hô chúc tụng Chúa Cha nhưng cũng là lời tôn vinh Chúa Kitô khi Ngài tiến vào thành Giêrusalem để hoàn tất cuộc vượt qua của mình. Giáo Hội đọc kinh này trước phần truyền phép để nối kết với cuộc vượt qua của Chúa Kitô mà khởi đầu là bữa Tiệc ly. Tất cả cộng đoàn cùng đọc hay hát luật này.

- Kinh nài xin Chúa Thánh Thần : Nhấn mạnh vai trò của Chúa Thánh Thần trong việc thánh hóa lễ vật nên Mình và Máu Chúa Kitô. Tác động của Chúa Thánh Thần không thể thiếu trong cử hành thánh lễ. Ngài vừa là Đấng thánh hóa lễ vật vừa là Đấng thánh hóa Giáo Hội, tức Thân Thể huyền nhiệm của Chúa Kitô. Chính Ngài hiện tại hóa hy lễ thập giá của Chúa Kitô và làm cho chúng ta khi tham dự Thánh Thể được hiệp nhất và yêu thương nhau.

- Phần tường thuật Chúa Kitô thiết lập : Bí tích Thánh thể được đọc trong thể văn trực tiếp như chính Chúa Kitô đang cử hành. Giáo Hội tin thật Chúa Kitô đang hiện diện và chính Ngài biến đổi bánh và rượu nên Mình và Máu mình. Vì thế sau lời nguyện truyền phép bánh và rượu không còn như trước nữa nhưng đã trở nên Mình và Máu đích thực của Chúa Kitô. Sự hiện diện của Chúa Kitô trong hình bánh và hình rượu có giá trị trường tồn sau khi truyền phép, do đó người tín hữu tỏ lòng tôn thờ và kính cẩn mỗi khi đến trước Mình, Máu Chúa Kitô

- Kinh Tưởng niệm : Là kinh cộng đoàn đọc sau phần truyền phép “Lạy Cháu chúng con loan truyền việc Chúa chịu chết và tuyên xưng việc Chúa sống lại cho tới ngày Chúa lại đến” Thi lời tuyên xưng này là lời tuyên xưng vào mầu nhiệm Thánh Thể. Lời tuyên xưng này mang hai ý nghĩa : Khẳng định gái trị hiến tế của Chúa Kitô trong mầu nhiệm Vượt qua của Ngài và xác tín sự hiện diện đích thực của Chúa Kitô trong bí tích Thánh Thể.

- Lời nguyện dâng tiến : Là lời kinh chủ tế đọc sau kinh tưởng niệm “Vì thế lạy Cha, giờ đây tưởng nhớ Co Cha đã chịu chết và sống lại….. “ Kit lời nguyện này là lời nài xin Chúa Cha ban Chúa Thánh Thần để Ngài thánh hóa Giáo Hội, Thân Thể Chúa Kitô. Sự hiệp nhất của Giáo Hội phát xuất từ hiến lễ của Chúa Kitô là công trình của Chúa Thánh Thần.

- Lời chuyển cầu trong mầu nhiệm hiệp thông của Giáo Hội : Là lời kinh thường được các vị đồng tế thay phiên đọc trong thánh lễ đồng tế, lời kinh này nhắc đến mọi thành phần dân Chúa, những người đang sống như Đức Giáo Hoàng, Đức Giám Mục, hàng giáo sĩ, toàn thể dân Chúa (Giáo Hội lữ hành), những người đã khuất như cha mẹ, anh chị em, bạn bè và mọi tín hữu đã qua đời (Giáo Hội thanh luyện) và nhắc đến Đức Mẹ Maria, các thánh tông đồ và các thánh (Giáo Hội thiên quốc)

- Vinh tụng ca : Là lời tung hô Chúa Cha nhờ Chúa Con và trong Chúa Thánh Thần. Lời tung hô này kết thúc kinh Nguyện Thánh Thể và trở nên lời kinh kết thúc mẫu mực cho các lời kinh trong Giáo Hội. Chỉ mình chủ tế đọc kinh vinh tụng ca này, sau đó tất cả cộng đoàn tung hô bằng tiếng “Amen”. Trong cách gọi thông thường hiện nay Vinh tụng ca còn mang tên gọi là kinh Sáng Danh được dùng để kết thúc các lời kinh hay giờ cầu nguyện của cá nhân hoặc cộng đoàn.

c) Nghi thức rước lễ : Bắt đầu từ kinh Lạy Cha đến hết lời nguyện hiệp lễ. Nghi thức này là phần người tín hữu tham dự bàn tiệc Thánh Thể, họ được mời gọi đến lãnh nhận Mình và Máu Chúa Kitô, để được nuôi dưỡng và đón nhận sự sống đời đời của Ngài.

- Kinh Lạy Cha : Là lời kinh mà Chúa Giêsu đã dạy các môn đệ cầu nguyện, đó là kinh chuẩn bị trực tiếp trước khi rước lễ khi người tín hữu nài xin ph “xin cho chúng con lương thực hàng ngày” c họ không những nài xin lương thực Thánh Thể để nuôi đời sống linh hồn. Sau khi mọi người đọc kinh Lạy Cha xong, vị chủ tế còn khai triển phần cuối của kinh này bằng cách đọc g “Lạy Cha xin cho chúng con khỏi mọi sự dữ, xin đoái thương cho những ngày chúng con đang sống được bình an”, để nhấn mạnh lòng cậy trông của dân Chúa vào tình thương của Ngài trong khi đợi ngày Chúa Kitô trở lại trong vinh quang. Sau đó kinh Lạy Cha kết thúc bằng lời tung hô của tất cả cộng đoàn úa “Vì Chúa là vua uy quyền và vinh hiển muôn đời ”.

- Lời cầu bình an và cử chỉ chúc bình an : được xem là dấu chỉ của việc hòa giải, tha thứ và hiệp nhất. Giáo Hội luôn ý thức tham dự Thánh Thể đòi hỏi người tín hữu phải vượt qua chính mình để đến với anh em. Chúa Kitô giáo huấn của các môn đệ phải làm hòa với người khác trước khi tiến dân của lễ. Cách thức chúc bình an là tín hữu hai bên nhà thờ quay vào và cái đầu chào nhau.

- Nghi thức bẻ bánh : diễn tả Chúa Kitô là Tấm bánh duy nhất được ban phát cho muôn người, tham dự vào Tấm bánh này là tham dự vào sự sống của Ngài, đồng thời cũng kiến tạo nên sự hiệp thông duy nhất của Thân mình Ngài là Giáo Hội, sự hiệp thông của người tín hữu trong Giáo Hội phát xuất từ việc tham dự vào Thánh Thể Chúa, chứ không do sự chọn lựa cá nhân và đồng thuận của mỗi chúng ta.

- Bẻ bánh xong Linh mục mời gọi người mọi người tiến bước đến lãnh nhận Mình Màu Chúa Kitô. Trước khi lãnh nhận Mình Thánh mỗi người tín hữu kính cẩn cúi mình sâu để tỏ lòng tôn kính và thờ lạy Chúa Kitô hiện diện trong Thánh Thể. Khi Linh mục đưa Mình Thánh và nói “Mình Thánh Chúa Kitô” người tín hữu đáp “Amen ”, tiếng Amen này là lời tuyên xưng đức tin vào sự hiện diện của Chúa Kitô trong hai cách tùy theo lòng kính cẩn và tôn thờ Chúa bằng tay hay bằng miệng, tuy nhiên dù bằng cách nào cũng phải thực hiện trong nghiêm trang, kính cẩn và tôn trọng người khác. Rước lễ xong nên dành đôi phút thinh lặng để ca ngợi, thờ lạy và tạ ơn hồng ân Thnáh Thể vừa lãnh nhận.

4/ Nghi thức kết thúc : Bao gồm lời chào, phép lành và giải tán, câu giải tán “Lễ xong chúc anh chị em ra về bình an” là lời mời gọi ơn đi loan báo Tin Mừng. Mặc dù Thánh lễ kết thúc qua việc bẻ bánh, nhưng sứ điệp mời người tín hữu đón nhận trong Thánh lễ cần được nối tiếp trong cuộc sống hàng ngày. Sứ mạng làm chứng và sống Tin Mừng của Chúa Kitô được làm mới lại mỗi khi chúng ta tham dự Thánh lễ.



Lm Vinh sơn Nguyễn Thế Thủ

www.hanhtrinh.4t.com

 


Ý Kiến Bạn Ðọc
 
Tên