Nguyễn Huy Thiệp
``... Đặc điểm lớn nhất của xứ sở này là nhược tiểụ Đây là một cô gái đồng trinh bị nền văn minh Trung Hoa cưỡng hiếp. Cô gái ấy vừa thích thú, vừa nhục nhã, vừa căm thù nó. Vua Gia Long hiểu điều ấy và đấy là nỗi cay đắng lớn nhất mà ông cùng cộng đồng phải chịu đư.ng. Nguyễn Du thì khác, ông không hiểu điều ấỵ Nguyễn Du là đứa con của cô gái đồng trinh kia, dòng máu chứa đầy điển tích của tên đàn ông khốn nạn đã cưỡng hiếp mẹ mình. Nguyễn Du ngập trong mớ bùng nhùng của đời sống, còn vua Gia Long đứng cao hẳn ngoài đời sống ấỵ Người mẹ của Nguyễn Du (tức nền chính trị đương thời) giấu giếm con mình sự ê chề và chịu đựng với tinh thần cao cả, kiềm chế. Phải ba trăm năm sau người ta mới thấy điều này vô nghĩa ...''




Nguyễn Huy Thiệp sinh ngày 29 tháng 4 năm 1950, quê quán: Thanh Trì, Hà Nộị
Thuở nhỏ ông cùng gia đình lưu lạc khắp nông thôn đồng bằng Bắc Bộ, từ Thái Nguyên qua Phú Thọ, Vĩnh Yên ... Nông thôn và những người lao động vì thế để lại nhiều dấu ấn khá đậm nét trong nhiều sáng tác của ông. ``Mẹ tôi là nông dân, còn tôi sinh ra ở nông thôn ...''
Nguyễn Huy Thiệp chịu ảnh hưởng giáo dục chủ yếu của ông ngoại, vốn là người am hiểu nho học và mẹ, vốn là người sùng đạo Phật. Năm 1960, ông cùng gia đình về quê quán và định cư ở xóm Cò, làng Khương Hạ .
Nguyễn Huy Thiệp là một bông hoa nở muộn trên văn đàn. Vài truyện ngắn của ông xuất hiện lần đầu tiên trên báo Văn Nghệ của Hội Nhà Văn Việt Nam năm 1986. Chỉ một vài năm sau đó, cả làng văn học trong lẫn ngoài nước xôn xao những cuộc tranh luận về các tác phẩm của ông. ``Có người lên án anh gay gắt, thậm chí coi văn chương của anh có những khuynh hướng thấp hèn. Người khác lại hết lời ca ngợi anh và cho rằnh anh có trách nhiệm cao với cuộc sống hiện nay ...'' (Lời cuối sách của NXB Đa Nguyên)
Sở trường của Nguyễn Huy Thiệp là truyện ngắn, có thể tạm được phân loại như sau:
về lịch sử và văn học: Kiếm Sắc, Vàng Lửa, Phẩm Tiết, Nguyễn Thị Lộ, Mưa Nhã Nam, Chút Thoáng Xuân Hương ...
truyện ngắn mang hơi hướm huyền thoại hoặc "cổ tích": Những Ngọn Gió Hua Tát, Con Gái Thủy Thần, Giọt Máu, Muối Của Rừng, Chảy Đi Sông Ơi, Trương Chi ...
về xã hội VN đương đại: Không Có Vua, Tướng Về Hưu, Cún, Sang Sông, Tội Ác và Trừng Phạt ...;
về đồng quê và những người dân lao động: Thương Nhớ Đồng Quê, Những Bài Học Nông Thôn, Những Người Thợ Xẻ ...
Ngoài ra, Nguyễn Huy Thiệp còn viết nhiều kịch, tiêu biểu là Xuân Hồng, Còn Lại Tình Yêu, Gia Đình (hay Quỷ Ở Với Người, dựa theo truyện ngắn Không Có Vua), Nhà Tiên Tri, Hoa Sen Nở Ngày 29 Tháng 4 ...; và nhiều thơ (chưa xuất bản tập thơ nào, song thơ xuất hiện khá nhiều trong các truyện ngắn của ông).
Năm 1994, Nguyễn Huy Thiệp gác bút và xoay ra mở nhà hàng ở Hà Nội tên là Hoa Ban, rất ăn khách.





Tài liệu tham khảo:

Như Những Ngọn Gió, Nguyễn Huy Thiệp, NXB Văn Học, 1995.
Những Ngọn Gió Hua Tát, Nguyễn Huy Thiệp, NXB Đa Nguyên, 1990.
Nguyễn Huy Thiệp -- Tác Phẩm và Dư Luận, Nguyễn Huy Thiệp et al, NXB Hồng Lĩnh, 1991.
Truyện Ngắn Chọn Lọc, Nguyễn Huy Thiệp, NXB Hội Nhà Văn, 1995.
Con Gái Thủy Thần, Nguyễn Huy Thiệp, NXB Hội Nhà Văn, 1992.
Tướng Về Hưu, nhiều tác giả, NXB Trẻ, 1988.
The General Retires and Other Stories, Nguyễn Huy Thiệp, English translation by Greg Lockhart.
Văn Học Việt Nam Dưới Chế Độ Cộng Sản, Nguyễn Hưng Quốc
Tuổi Trẻ Chủ Nhật, số 28, July 16, 1995.
Các tập san Hợp Lưu .



Tác phẩm chọn lọc:

Chảy Đi Sông Ơi
Kiếm Sắc
Những Ngọn Gió Hua Tát
Thương Nhớ Đồng Quê
Chảy Đi Sông Ơi | Truyện Cho Những Tình Nhân

 


Ý Kiến Bạn Ðọc
 
Tên