Trạng Quỳnh
Văn Học & Nghệ Thuật - Lễ tục cưới


From: bluetiger Mar-01 8:39pm
To: ALL (1 of 12)

73.1
Hôn-Lễ ( Lễ Cưới )

Xưa gọi là Hôn-Lễ, vì nó có ý nghĩa riêng, vì theo lễ tục xưa người ta làm lễ cưới vào buổi chiều tối. Buổi chiều tối là lúc Dương qua Âm lại, âm dương giao hoán với nhau được thuần, cho nên dùng giờ này để làm Hôn-Lễ, tức là thuận theo lẽ tuần hoàn của trời đất

Theo xưa thì có 6 lễ, phân ra như sau :

1.- Lễ Nạp Thái

Theo tục lệ Trung Hoa thì sau khi nghị hôn rồi, nhà trai mang sang nhà gái một cặp "nhạn". Sở dĩ đem chim nhạn là vì chim nhạn là loài chim rất chung tình, không sánh đôi hai lần. Tương truyền rằng loài chim nhạn rất thảo ăn, khi chúng nó gặp mồi thì kêu nhau ăn chung, vừa lúc đẻ trứng thì khi nở thế nào cũng có một con trống và con mái mà thôi. Khác với các loại chim khác, chim nhạn khi có một con chết thì một con còn lại cũng buồn rầu mà chết theo. Sau này, người Trung Hoa nào còn theo cổ lễ thì chỉ dùng ngỗng thay thế cho chim nhạn. (Loài ngỗng tuy ngông nghênh, nhưng rất chung tình).

2.- Lễ Vấn Danh

Là hỏi tên và họ của cô gái là gì, được bao nhiêu tuổi, đã có hứa hôn với ai chưa.

3.- Lễ Nạp Cát

Là sắm sửa lễ phẩm đem sang nhà gái cầu hôn. Tùy theo nhà giàu thì lễ quí, còn nghèo thì chút đỉnh gọi là.

4.- Lễ Nạp Chưng

Lễ Nạp Chưng hay là Lễ Nạp Tệ ("chưng" nghĩa là chứng, "Tệ" nghĩa là lụa) là lễ đem hàng lụa hay vật phẩm quí giá đến nhà gái làm tang chứng cho sự hứa hôn chắc chắn, rồi chỉ chờ ngày cưới dâu.

5.- Lễ Thỉnh Kỳ

Là Lễ xin định ngày giờ làm Lễ Cưới, nhưng ngày giờ cũng do bên trai định, rồi hỏi lại ý kiến bên gái mà thôi, song thế nào nhà gái cũng tùy ý bên trai.

6.- Lễ Thân Nghinh

Là đã được nhà gái ưng thuận, ngày giờ đã định của bên trai. Bên trai đem lễ vật sang làm lễ rước dâu về.

Ðây là hoàn toàn sáu lễ theo tục lệ xưa mà ngày nay đã gia giảm bớt rất nhiều.




Reply Ignore




From: bluetiger Mar-01 8:39pm
To: bluetiger Mar-01 8:39pm (2 of 12)

73.2 in reply to 73.1
Lễ Cưới Ngày Xưa

Sau khi làm lễ ăn hỏi rồi chừng năm ba tháng thì bên sui trai chọn ngày làm lễ cưới, gọi là lễ Tiểu Ðăng Khoa. Trước giờ làm lễ cưới thì có một lễ gọi là Lễ Viếng Sui và Thăm Dâu, lễ này đơn giản chỉ có ông mai và hai vợ chồng sui trai, cũng gọi là lễ sỉ lời lễ cưới. Lễ này, bên sui trai có cho cô dâu đồ nữ trang nhiều hay ít tuỳ theo khá giả thì khác hơn nhà nghèo, tuỳ phương tiện mà cho nàng dâu chút ít nữ trang. Bên nhà gái cho bên nhà trai sẽ đòi những lễ vật như thế nào, rồi đàng trai cho bên nhà gái biết ngày giờ sẽ làm lễ cưới dâu về nhà trai.Ông bà ngày xưa xem ngày cẩn thận, xem trong sách Ngọc Hạp và Thông Thơ, rồi tra lại ngày giờ trong lịch Ðại Bản, chọn được những ngày Nhân Chuyên, Sát Cống và Bất Tương mới làm lễ cưới.

Trước khi làm Lễ Cưới phải đến sở tại, biên tên họ hai đàng sui gia và chàng rể, nàng dâu, tại văn phòng chánh lục bộ (trình bát nhựt) bây giờ thì gọi là Uỷ viên Hộ tịch.

Hội đồng xã dán bố cáo nơi trụ sở 10 ngày, sau khi hai đàng làm lễ cưới. Sự trình khai như vậy để đề phòng có ai ra ngăn cản gì không và cũng chứng tỏ cuộc hôn lễ ấy được trong sạch hoàn toàn, bên trai và gái vẹn toàn tiết hạnh.

Lễ Cưới - chàng rể mặc áo rộng xanh, bịt khăn đen, có che lộng. Còn nàng dâu cũng mặc áo rộng, đội nón thúng, cũng có lộng che, ở Nam Việt còn gọi là "nón cụ quai tơ" và khảm vàng xanh quai.

" Còn duyên nón thúng, quai thau khảm vàng "

Lễ vật chánh gồm có một đôi đèn, khay trầu, rượu, lễ này có sáu miếng trầu và sáu miếng cau.(có ý nghĩa là đủ sáu lễ). Ðôi mâm trầu, một ché rượu, nhưng ở bên nhà gái cầu kỳ muốn đòi một con heo cưới, và nài phải đi hôm ấy, thì bên nhà trai phải đóng củi khiên đi theo với họ đàng trai, trong khi làm lễ rước nàng dâu; mâm trầu cũng có hai người khiêng, ché rượu cũng có hai người khiêng. Còn như đàng trai điều đình thế tiền con heo cho bên nhà gái thì hôm ấy khỏi phải khiên con heo trong củi.

Vì sao mà nhà gái cầu kỳ như vậy ? Vì bên nhà gái chứng tỏ rằng nhà gái cũng đủ sức mua heo để thết tiệc, chứ không phải thiếu thốn chi, nhưng theo lễ thì phải có. Về sau này, người ta nhận thấy sự khiêng heo đi bất tiện, nên người ta điều đình thế tiền (tục lệ này bãi bỏ từ hơn 60, 70 năm nay).

Lễ Cưới ở nước ta tuy hiện là đời mới, nhưng lễ chánh là trầu cau và đôi đèn là cần lắm. Ngày xưa bên nhà trai mang sang nhà gái một đôi đèn để làm lễ Từ Ðường, thì bên nhà gái cũng sắm sẵn đôi đèn hẳn hoi để đáp lại, gọi là cặp đèn "Tống Hôn". Nếu hai bên sui gia thuộc hạng sang trọng thì bên nào cũng cố gắng làm một cặp đèn cho tuyệt đẹp, có bông hoa rất là thẩm mỹ.

Lễ Cưới thì bên trai tuỳ theo nhà gái như đủ phương tiện thì người đi rước dâu đông đảo lắm, và cũng liệu đường đi xa thì có dùng tiệc bên nhà gái. còn như ở gần thì bên trai xin để uống nước rồi rước dâu. Bên sui trai cũng muốn đãi nhà gái bữa tiệc ấy cho đúng đắn đầy đủ sự trọng vọng và thân tình. Nếu như bên trai có nhiều bà nhiều cô khéo léo, thì hôm ấy là buổi thi đua nấu nướng những món ngon vật lạ, bánh trái ê hề. Có nhiều nhà giàu hồi xưa "vắt chảy ra nước", thường thường cho những bạn bè ăn những cơm hẩm canh dư, năm giờ sáng đã ra đồng cuốc đất, sáu bảy giờ tối mới về đến nhà mà chưa rồi công việc, chớ trong mấy ngày này cũng được no nê thả cửa.



Reply Ignore




From: bluetiger Mar-01 8:40pm
To: bluetiger Mar-01 8:40pm (3 of 12)

73.3 in reply to 73.2
Ý NGHĨA CHE "LỌNG"
Ðám cưới, đám hỏi hồi xưa mà che lọng là để che lễ phẩm, tỏ ý trịnh trọng cuộc lễ ấy có ý nghĩa trang nghiêm tạo thành gia thất rất quan trọng, chớ không phải che cho cá nhân của người đi cưới vợ. Vì hồi xưa, nước VN còn chế độ quân chủ, từ bậc vua chúa cho đến vương hầu và quan đại phu mới được đi lọng. Còn bậc tu hành thì từ bậc hòa thượng sắp lên cũng được che lọng trong những cuộc lễ long trọng. Như đám ma thì bực có chức tước mới có chưng lọng. Ở làng xã thì từ bực chủ cả, chủ sắp lên khi chết mới được chưng lọng. " Lọng che sương dầu s ườn cũng lọng, "
" Cái ô bịt vàng đầu trọng cũng ô. "
LÊN ÐÈN
Thường thường, để lên đôi đèn Ðám Cưới hay Ðám Hỏi người ta hay cậy người có tuổi đủ vợ đủ chồng, con đông thì quí...


RÓT RƯỢU
Rót rượu trong chung hay trong ly để cúng quải, hay là trình lễ, nếu như tay nào sành rượu và được thứ rượu đế chánh cống, khéo tay rót chầm chậm và có đóng bọt đều đều thì hay lắm !


ÐẦU HEO VÀ NỌNG HEO
Khi nói về lễ cưới mà không nhắc đến " Ðầu heo " thì thật là thiếu sót ! Theo tục lệ nào thì cũng có làm heo, nhà giàu sang thì làm thêm cả bò to, nhưng rất kỵ là không khi nào họ làm dưa giá, vì sợ chuyện góa bụa sau này của đôi lứa. Về con heo thì bữa chiều nhóm họ bên trai, thì kiến Ông Mai cái đầu heo và dĩa lòng bộ, Ông Mai nào cũng tỏ ra mình không thèm nhận lễ ấy, và cũng không chú rể nào dám bưng cái lễ ấy trở vào nhà bao giờ. Nghĩa là Ông Mai phải nhận cái đầu heo ấy... Còn cái nọng heo thì kiến lễ Ông Thầy xem tuổi và xem ngày cưới. Cũng có dĩa lòng bộ, có ông thì chỉ nhận dĩa lòng bộ, còn cái nọng heo thì xin kính lại để đãi đằng khách khứa, nếu như ông ấy nhận hết thì thôi. Cái lễ chót của người đi cưới vợ mà đi lễ Ông Mai lần này là lần cuối cùng, và cũng từ đây người ta bắt đầu quên hẳn Ông Mai...


LỄ NHỊ HỈ
Lễ nhị hỉ là qua ngày sau lễ cưới, sáng sớm đôi vợ chồng sửa soạn đi trở về bên nhà gái. Thường thường nhà trai gửi qua nhà gái một cặp và lít rượu, cùng là trà bánh do con dâu mang đi cùng với chàng rể trở về nhà bên vợ. Khi đến nhà vợ thì cũng có nấu nướng và mời bà con láng giềng dự tiệc. Theo như lễ này có ý nghĩa rất hay, vì chàng rể chưa được quen thân với bà con cô bác bên vợ, cho nên có lễ này để cho chàng có dịp làm quen với thân nhơn bên vợ; và giở mâm trầu cau của bên trai đưa sang hôm làm lễ cưới. Sau khi giở mâm trầu thì chính cô dâu đi biếu trầu cau cho bà con cô bác bên nàng và tỏ lời cám ơn những người đã có công giùm giúp trong những ngày nàng sửa soạn vu quy. Sau khi đi biếu trầu cau và cơm nước xong rồi, thì chiều lại chàng và nàng trở về bên nhà chồng; chàng đi trước nàng đi sau, thỉnh thoảng chàng quay lại nhìn nàng bằng đôi mắt yêu thương nồng thắm... Nếu như bên chàng và nàng là nhà khá giả thì cũng được thong thả hưởng tuần trăng mật. Nhưng không có đi xa như Ðà Lạt, Nha Trang như thời đại bây giờ, mà chỉ dành thì giờ đi thăm bà con hai bên đều đủ. Còn như nghèo, thì phải lo làm việc để trả nợ nần vay mượn trước khi làm lễ cưới. Theo đúng lễ thì có cả Ông Bà sui trai và Ông Mai đi dự lễ nhị hỉ để giở mâm trầu, mà chính tay Ông Mai là người giở mâm trầu ấy.




Reply Ignore




From: bluetiger Mar-01 8:40pm
To: bluetiger Mar-01 8:40pm (4 of 12)

73.4 in reply to 73.3
Ông Mai... Bà Mai...

Trong cuộc Hôn Lễ có ông mai và bà mai, bà mai tiếng ở miền Bắc gọi là mụ mối. Ông mai, bà mai rất có công trong cuộc tạo thành gia thất của đôi nam nữ sau này. Nhưng, vậy mà người đời cũng có những câu mỉa mai hơi vui như vầy :

" Trong đời có bốn cái ngu, "

" Làm mai, lãnh nợ, mồi cu, cầm chầu. "


Ông mai, bà mai - thường thường người ta lựa người có tuổi tác, đủ vợ đủ chồng, và cũng thường gầy dựng cho nhiều đôi vợ chồng được hoàn toàn.

Bên nhà trai biên canh thiếp tên họ và mấy tuổi của người con trai đưa sang nhà gái, dĩ như nhà gái bằng lòng cho đi coi mắt thì nhà gái cũng trao canh thiếp cho biết cô ấy tên họ gì, mấy tuổi, sanh tháng nào.v.v... Vì hồi xưa một họ với nhau gọi là đồng tông tộc, họ không khi nào cưới hỏi lấy nhau. Chớ không phải nông nổi như bây giờ, mà bà con có khi lấy nhau bậy bạ.

Lễ đầu tiên trao canh thiếp là Lễ Vấn Danh hay là cầu thân. Lễ thứ hai là Lễ Sơ Vấn, tức là Ông Mai đến nhà gái xin cho biết nhà trai bằng lòng kết tình thông gia với nhà gái, và xin cho bên nhà gái biết ngày làm lễ đám hỏi mà chữ gọi là Ðại Ðăng Khoa. Lễ Ðám Hỏi tuy vậy mà quan trọng hơn lễ cưới, có nơi còn gọi là " Hàng Rào Thưa ". Trong lễ này, lễ vật trọng yếu là một đôi bông tai ( đôi bông tai ví như cái " Hoa " con gái), trầu cau và một đôi đèn là lễ vật chánh, còn những vật phẩm khác như trà, bánh, rượu là phụ thuộc; nhà giàu sang thì bông tai hột xoàn, hoặc thêm dây chuyền hay vòng vàng cũng được. Thường thường lễ hỏi thì bên nhà gái có mời bà con thân thuộc trước một bữa thiết tiệc đãi đằng. Cho nên có khi người ta nài bên trai phải đài thọ, lễ ấy nhiều tiền hay ít do hai bên thỏa thuận. (Hồi xưa, con heo đám hỏi nhiều lắm là 20 đồng bạc.)

Lễ đám hỏi bên nhà trai qua nhà gái ít người bà con thân thuộc, lẽ cố nhiên là có ông mai, bà mai, ông sui trai và bà sui trai. Như nhà khá giả thì có người phục rể, người phụ rể thì bưng khay trầu rượu. lễ này có têm bốn miếng trầu cau, hai cái chung.

Hồi xưa, đám cưới, đám hỏi người ta rót rượu bằng cái chung miệng tròn, có ý nghĩa " Thủy chung như nhất "; còn đựng rượu thì dùng cái bầu có ba khía gọi là cái " Cô ", chứ không phải dùng cái nhạu rượu như bây giờ. Bộ khay hộp gồm có bốn miếng trầu cau và rượu, chú rể mang cái quả đỏ trong ấy có một đôi bông tai cho nàng dâu, và ngoài cái quả là cặp đèn để đốt cúng ông bà bên gái.

Lễ này, chú rể mới của nhà gái có mặc áo rộng ( áo thùng ) bên ngoài. Trong khi họ nhà trai đến nhà gái thì để Ông Mai vô nhà trước, rồi đến ông sui trai, bà sui trai và họ hàng đi tiếp theo sau. Chú rể đi vô sau, khi bước vào chú rể nên đi chậm rãi và cúi đầu chào họ hàng bên nhà gái. Khi bên nhà gái mời quan khách an tọa xong, rồi thì đoạn Ông Mai trình bày lễ phẩm của nhà trai đem sang và lên đèn để cho chú rể làm lễ (Từ Ðường) và họ hàng bên gái. Chú rể mới không được ngồi chung với quan khách trong khi chưa làm lễ Từ Ðường và họ đàng gái.

Sau khi trình lễ xong rồi thì bên gái mời vị nào lớn hết trong họ hàng mở cái quả đỏ có để đôi bông tai cho nàng dâu của nhà trai, trong giai đoạn này thì bên nhà gái cho gọi cô dâu ra nhận lễ và chào mừng họ hàng nhà chồng. Cô gái bẽn lẽn nhận lễ và mừng thầm...

Sau khi lễ này xong rồi thì chú rể mới chính thức xưng hô là con rể của nhà gái. Tiệc tùng viên mãn tự nhiên, họ đàng trai xin kiếu ra về, chú rể ở lại về sau, nếu như đường sá xa xôi bất tiện thì bên gái cũng cho phép chú rể về theo một lượt với họ nhà trai. Khi quan khách kiếu từ ra về, cô dâu mới cũng ra đưa khách và cha mẹ chồng tương lai một cách thích thú và vui mừng. Như vậy là xong lễ hỏi vợ.

Sau khi xong lễ đám hỏi, cô dâu tương lai sẽ đi biếu trầu cau và quà bánh của nhà trai cho họ hàng lối xóm. Ý của người xưa bày ra như vậy có nghĩa là cho trong láng giềng biết rằng con gái mình sắp có nơi trao thân gửi phận.

Sau khi xong lễ hỏi rồi, cứ mười lăm ngày thì chàng rể tới nhà cha mẹ vợ thăm viếng một lần, nhằm ngày Mùng 1 và Ngày Rằm, sự thăm viếng này để cho chàng và nàng quen nhau, vì hồi xưa trai gái ít được tự do như bây giờ. Ðến mùng 5 và ngày Tết, chàng rể luôn luôn đi tết quà bánh bên nhà gái và Ông Mai; và có cuộc lễ gì quan trọng thì hai đàng sui gia mời nhau luôn.

Chàng rể mới đi trình diện bên nhà gái mà tục gọi là "Ði làm rể", một sự thích thú của thanh niên thôn quê hồi xưa, sự sung sướng nhất đời là ngày đi đến nhà cha mẹ vợ thăm người bạn chăn gối tương lai của mình.

Chàng rể "đi làm rể" luôn luôn mặc áo dài, đầu bịt khăn xéo, không bịt khăn đen. Nhưng, như vậy khi đến nhà cha mẹ vợ gặp việc gì nặng nhọc, chàng cũng làm giúp hẳn hoi. Sự đi làm rể như thế, chừng nào ông già vợ hoặc bà già vợ cho về thì mới được về


Reply Ignore




From: bluetiger Mar-01 8:41pm
To: bluetiger Mar-01 8:41pm (5 of 12)

73.5 in reply to 73.4
Nghi thức Hành Lễ đưa con gái về nhà chồng

Nhân họ hàng đàng trai đến nhà gái đặng rước dâu, Ông Mai và người bưng khay trầu rượu đi vào trước trình lễ rước dâu, họ nhà gái cho người mời vào, do đó họ hàng đàng trai thứ tự đi vào nhà, còn hai anh cầm lọng gác cặp lọng ở ngoài theo vô, chàng rể bưng quả đỏ, trên nắp qua có đôi đèn đỏ to lớn, đi lại đứng gần bàn thờ chính giữa, anh phụ rể bưng khay trầu rượu đứng kế bên ông sui trai. Ðầu tiên ông sui trai rót rượu trình với bên sui gái,

Dạ! Ðây tôi xin trình lễ y kỳ.

Ông sui gái đáp lễ, rồi ông sui gái đem khay trầu rượu rót trình với ông Chánh Lục Bộ, hiện nay là Ủy Viên Hộ Tịch như Hội đồng xã có mời đến trong lễ này và trình với quí ông : Thượng Hiền, Tiền Hiền, Ðại Kế Hiền, Kế Hiền, v.v... để xin lên đèn làm lễ Cửu Huyền Thất Tổ ( lễ từ đường ). Tại sao trình với Ủy Viên Hộ Tịch Hội đồng xã trước mà không trình với các ông Kế ông Ðại trước, tại vì các ông này tuy nhỏ tuổi, mà đương quyền hành sự.

Khi lên đèn tùy ý hai bên sui gia , như hiện nay thì chàng rể tự tay đốt cặp đèn rồi khấn vái, rồi (xá ba xá) đưa ra hai bên lên đèn và cũng có nơi còn theo xưa, thì kiếm mời một ông hương lão lớn tuổi đủ vợ đủ chồng và đông con cái người hiền đức ở trong làng, lên mồi đèn và khấn vái lên đèn. Còn ông sui gái thì lo mở bánh, trái cây, rượu mỗi thứ một ít của bên nhà trai đem đến mà bày lên bàn thờ để cúng ông bà. Ðoạn ông sui gái hay người thân thuộc của cô dâu, mới dẫn chàng rể làm lễ ra mắt những người bên nội và ngoại cùng thân thuộc của cô dâu, còn như bên nhà trai có cho cô dâu vòng vàng tiền bạc vật chi thì cũng trình ra cho lưỡng tộc đều biết, như vòng vàng, chuỗi hột, cà rá xé tăng thì đeo vào cho dâu đặng sửa soạn về nhà chồng, còn tiền chợ thì ông bà sui gái chấp, hoặc thối hồi tùy ý, các lễ phẩm này đã để trong cái quả đỏ mà chàng rể đã bưng từ nhà qua và sẽ bưng trở về nhà trai.

Trong giai đoạn này! Ông Mai ngồi ghế giữa với quan khách vuốt râu (hay rờ càm) nhậu rượu nói chuyện rất đắc chí! Còn Bà Mai ngồi giữa bộ ngựa ăn trầu xỉa thuốc nói chuyện với các bà các cô trông rất vui vẻ


Reply Ignore




From: bluetiger Mar-01 8:41pm
To: bluetiger Mar-01 8:41pm (6 of 12)

73.6 in reply to 73.5
Nghi thức Hành Lễ khi rước dâu về nhà chồng
Hồi xưa, có lắm người chọn lễ nghi được vẹn toàn, thì có đặt cái bàn trước cửa, có chưng bông hoa, nhang đèn và trái cây "Ngũ Quả" ( 5 thứ trái cây như là đu đủ, mãng cầu, thơm, dừa, trái xung hoặc là xoài) v.v... Cái bàn này gọi là bàn "Ðiện Nhạn", nó có ý nghĩa là đảo cáo Hoàng Thiên và Hậu Thổ cho đôi vợ chồng mới được kết tóc đến già, làm ăn thịnh vượng v.v...
Trước khi Chú Rể và Cô Dâu vào nhà thì đứng ngay bàn ấy, xá, cúi đầu rồi mới vào nhà. Lễ này hiện thôn quê vẫn còn, ở thành phố thì ít ai làm, mà cũng ít người biết.


Khi vào nhà, Ông Sui Trai và Ông Sui Gái đứng hai bên bàn thờ chứng kiến cho chú rể và cô dâu làm lễ Từ Ðường.

Lễ Từ Ðường xong, Ông Sui Trai hay người đại diện bên trai mời quan khách an tọa (cô dâu luôn luôn đứng cạnh chú rể ). Giai đoạn này, Ông Mai ngồi vớ quan khách đoạn Ông Sui Trai đi trước dẫn đường và rót rượu, chú rể và cô dâu đi theo.

Nếu như trong nhà có các bậc trưởng thượng, như ông bà, cô bác, chú dì, thì ông sui trai dẫn chàng rể và cô dâu đến lạy ( bực lớn thì hai lạy, anh chị lạy một lạy, còn lạy bàn thờ thì bốn lạy ).

Theo phép thì lạy cha mẹ rồi mới lạy ông mai, nên có câu: "Tiền bái phụ mẫu, hậu bái mai nhơn". Nhưng ông sui bận việc dẫn con và dâu đi làm lễ, hơn nữa ông mai cũng còn nhỏ tuổi hơn những bậc trưởng thượng trong nhà, nên nhường lại cho bậc lớn hơn.

Còn như trong nhà không còn bực trưởng thượng nào nữa, thì ông sui trai phải dẫn con và dâu đến trước ông mai và bà mai, rót rượu và nói như vầy:

"Kính thưa anh và chị, cũng nhờ anh chị có công tác thành giai ngẫu cho hai trẻ thành đôi lứa, ngày nay, mọi việc được mỹ mãn, kính xin anh và chị dùng chung rượu để cho hai cháu nó lạy gọi là đền đáp công ơn anh chị cực nhọc với cháu v.v..."

Rồi sau mới đi lạy bà con cô bác, tự nhiên cô bác bên chồng sẽ có cho tiền cho cháu dâu mới.

Còn muốn cho khỏi sự phiền hà, thì sau khi làm lễ Từ Ðường xong rồi, nên ra lễ ông mai trước đã, chừng nào ông mai từ chối bão làm lễ cô bác rồi sẽ tới ổng thì hãy hay. Ông mai chỉ trình những lễ phẩm của bên trai đem qua bên gái, còn việc dẫn nàng dâu lạy họ hàng bên chồng là bổn phận của ông sui trai (còn dẫn chàng rể đi lạy bà con bên nhà gái là bổn phận ông sui gái).

Vì theo lễ cưới hỏi, sự chịu lạy là một lễ khá quan trọng, người vai lớn mời trước, người vai nhỏ mời sau; nếu sơ hở chuyện này thì bị phiền trách này nọ. Chỉ có người trong thân thuộc mới biết thông thạo mà mời thỉnh mới đúng.

Còn ông mai khi trình các lễ phẩm thì thế nào cũng nói: "Kính thưa quí bổn tộc và quí quan khách v.v...Hôm nay là ngày lễ cưới của con của Ông X... là cậu ..... cưới con Ông Y... là cô...., bên Ông X... có cho nàng dâu một đôi bông, một sợi dây chuyền, ... và sáu quả bánh, hai quả trà và đèn, cùng trầu rượu v.v...

Hồi xưa, thì dùng tiếng "Hương Chức", bây giờ thì dùng tiếng "Quí quan khách" là phải hơn. Xưa có câu tục ngữ "phép vua thua lệ làng". Thì đủ biết Làng oai biết dường nào. Bởi thế nên lễ nào mà không thưa với làng trước thì bị phạt vạ.Trong khi cô dâu mới về nhà chồng, từ lúc làm lễ Từ Ðường và ông bà, cô bác bên chồng. Lúc đó, cả nhà đều chăm chú xem mặt nàng dâu, kẻ khen ngộ người khen đẹp, rồi cũng có người kiếm chuyện bắt bẻ một vài điều sơ sót. Thông bịnh của thiên hạ là giữa chỗ đông người, ai cũng muốn tỏ ra mình là người sành việc!


Reply Ignore




From: bluetiger Mar-01 8:42pm
To: bluetiger Mar-01 8:42pm (7 of 12)

73.7 in reply to 73.6
Cô dâu trước khi về nhà chồng phải có những thủ tục, động tác gì ?
Khi nhà trai bắt đầu đến đón dâu thì cô dâu cùng với chú rể đến trước bàn thờ gia tiên, khấu đầu làm lễ, tự khấn niệm xin tổ tiên chấp nhận kể từ nay nên vợ nên chồng, phù hộ cho trăm năm duyên ưa phận đẹp, cầm sắt giao hoà. Cũng có thể nhờ gia trưởng khấn hộ cho có bài bản hẳn hoi. Lễ xong, hai người đưa hộp trầu, bao thuốc, đi mời chào thân nhân, khách, bạn khắp một lượt, người nhà sau, những đám cưới có tổ chức thường đã có sự sắp xếp vị trí sẵn. Trong khi chào mời, cô dâu phải giới thiệu cho chàng rể biết mối quan hệ để biết cách xưng hô.

Sau cùng, trước khi bước ra cửa để về nhà chồng là lễ tạ cha mẹ: Cha mẹ ngồi sẵn một phía ở cửa chính, nếu ông bà nội ngoại còn thượng tại có đến dự thì ông bà cũng ngồi chung một phía, nhưng ở ghế cao hơn. Thời xưa cả đôi tân hôn phải lạy hai lạy, ngày nay châm chước, cúi đầu cung kính "Xin phép ông bà, cha mẹ con về nhà chồng", "Xin phép ông bà, cha mẹ con xin đón em X về". Lúc đó, cha mẹ ban phát cho con gái, con rể một vật gì đó làm kỉ niệm, có thể là nột cái bút, một g­ơng soi nho nhỏ, một cuốn sách hoặc một chiếc khăn, chiếc quạt.... Nhà giầu còn cho thêm hoa tai, nhẫn cưới hoặc quan tiền... (Chú ý, những thứ này nhà trai đã đưa đến hôm lễ nạp tài. Trong gói quà của bà mẹ cho con gái có cái châm cài tóc, hoặc bảy chiếc kim đính tóc hoặc kim khâu gói trong khăn vuông).

Ðối với ông bà cũng có những động tác tương tự.

Lễ vấn danh có ý nghĩa gì?
"Lễ vấn danh" là lễ nhà trai đến nhà gái để hỏi tên tuổi cô gái, ngày nay gọi là lễ "Chạm ngõ" hay là lễ "Dạm" (có nơi kiêm cả lễ dạm và hỏi cùng một lúc gọi là lễ dạm hỏi). Truyện Kiều có câu "Tiện đưa canh thiếp trước cầm làm ghi". "Canh thiếp" là giấy ghi họ tên, tuổi, quê quán, con ai.

Trước Cách mạng Tháng Tám 1945, ở nhiều vùng nông thôn, con gái từ khi sinh đến khi lấy chồng vẫn chưa đặt tên, nếu như gia đình không cho con gái đi học. Con gái không cần vào sổ họ, sổ làng, không đi học nên cũng không cần dặt tên vội. ở trong nhà con gái mới sinh ra được gọi là con Hĩm, con Mực, con Chắt em...Trong nhà gọi tên gì thì xóm giềng gọi theo tên đó. Ðến làm lễ vấn danh, ông bác hoặc bố mới đặt cho cái tên để ghi trong giấy hôn thú, có khi chính người mang tên cũng không biết mình mang tên gì trong giấy hôn thú, vì khi về nhà chồng lại gọi theo tên chồng, khi có con gọi theo tên con, có cháu đích tôn gọi theo tên cháu. Lễ vấn danh không phải để hỏi tên mà chủ yếu là hỏi tuổi, để hai họ quyết định đôi nam nữ hợp tuổi nhau thì lấy được nhau, tuổi xung khắc thì thôi.

Lấy vợ kén tông, lấy chồng kén giống có đúng không? Có cần thiết không?
Ðối với các cụ thì câu hỏi này thừa, vì "Nòi nào giống ấy","Cây nào quả ấy","Giỏ nhà ai quai nhà ấy","Con nhà công chẳng giống lông cũng giống cánh", "Tìm nơi có đức gửi thân", ai chẳng muốn có trai hiền gái đảm, rể thảo dâu hiền. Thời nay, một số bạn trẻ coi thường cho là phong kiến lạc hậu. Có những đôi trai gái mới chỉ gặp nhau trên một đoạn đ­ờng, đã vội đính ước, tính chuyện vuông tròn, thậm chí họ đã biết rõ cả "Ngọn nguồn lạch sông"!!!Ðành rằng cũng có trường hợp "Một ngày nên nghĩa, chuyến đò nên duyên", song thành công là cá biệt, thất bại là phổ biến.

"Tìm tông, tìm họ" không có nghĩa là tìm chốn sang giàu, khinh người nghèo khó, mà chủ yếu là tìm nơi có gia giáo, có đức độ.



Reply Ignore




From: bluetiger Mar-01 8:42pm
To: bluetiger Mar-01 8:42pm (8 of 12)

73.8 in reply to 73.7
Lễ xin dâu có những ý nghĩa gì? Và thủ tục tiến hành.
Lễ này rất đơn giản: Trước giờ đón dâu, nhà trai cử một hai người, thường là bà bác, bà cô, bà chị của chú rể đưa một cơi trầu, một be rượu đến xin dâu, báo trước giờ đoàn đón dâu sẽ đến, để nhà gái sẵn sàng đón tiếp.

Phong tục này có nhiều ý nghĩa hay:

Mặc dù hai gia đình đã quy ước với nhau từ trước về ngày giờ và thành phần đưa đón rồi, nhưng để đề phòng mọi sự bất trắc, mọi tin thất thiệt, nên mới định ra lễ này, biểu hiện sự cẩn trọng trong hôn lễ.

Thời gian này chú rể và cha mẹ chú rể rất bận rộn không thể sang nhà gái, nên nhờ người đại diện sang báo trước như bộ phận "Tiền trạm".

Ðể trong trường hợp vạn nhất hoặc do thời tiết, hoặc do trở ngại giao thông, gần qua giờ quy ước mà đoàn đón dâu chưa đến, nhà gái biết để chủ động làm lễ gia tiên hoặc phái người sang nhà trai thăm dò.

Trường hợp hai gia đình cách nhau quá xa hoặc quá gần, hai gia đình có thể thoả thuận

với nhau miễn là bớt lễ này, hoặc nhập lễ xin dâu và đón dâu làm một.

Cách nhập lễ xin dâu và đón dâu tiến hành như sau:

Khi đoàn đón dâu đến ngõ nhà gái, đoàn còn chỉnh đốn tư trang, sắp xếp lại ai đi trước, ai đi sau, trong khi đó một cụ già đi đầu họ cùng với một người đội lễ (một mâm quả trong đựng trầu cau, rượu... )vào trước,đặt lên bàn thờ, thắp hương vái rồi trở ra dẫn toàn đoàn vào làm lễ chính thức đón dâu. Lễ này phải tiến hành rất nhanh. Thông th­ờng nhà gái vái chào xong, chủ động xin miễn lễ rồi một vị huynh trưởng cùng ra luôn để đón đoàn nhà trai vào.

Lễ lại mặt có ý nghĩa gì?
Lễ thành hôn, tơ hồng, hợp cẩn xong xuôi, hai vợ chồng tân hôn trở về nhà gái mang theo lễ vật để tạ gia tiên ông bà cha mẹ, đi chào họ hàng thân nhân bên nhà gái sau đó đón bố mẹ và vài thân nhân sang nhà chú rể. Kể từ buổi đó, mẹ cô dâu mới chính thức tới nhà chú rể và nhà thông gia, vì trong lễ cưới, mẹ cô dâu (có nơi cả bố) không đi đưa dâu. Lễ lại mặt thường tiến hành vào ngày thứ hai hoặc thứ tư sau ngày cưới (gọi là nhị hỷ hoặc tứ hỷ) tuỳ theo khoảng cách xa gần và hoàn cảnh cụ thể mà định ngày. Thành phần chủ khách rất hẹp, chỉ gói gọn trong phạm vi gia đình.

Phỏng theo tục cổ Trung Quốc: nếu trong lễ lại mặt, có cái thủ lợn cắt lỗ tai tức là ngầm báo với nhà gái rằng nhà trai trả lại, vì con gái ông bà đã mất trinh (Ðêm tân hôn có lót giấy bản, gọi là giấy thám trinh, để xem người con gái còn trinh tiết hay không. Nếu còn trinh thì trên giấy bản sẽ có mấy giọt máu. Mã Giám Sinh sau khi cưỡng ép phá trinh nàng Kiều xong dùng "Nước vỏ Lựu", "Máu mào gà" hòng lường gạt làng chơi tưởng nhầm là Kiều vẫn còn trinh).

Trường hợp hai nhà xa xôi cách trở, ông già bà lão thì nên miễn cho nhau, cô dâu chú rể nếu bận ông tác cũng nên được miễn thứ. Nếu điều kiện cho phép thì nên duy trì, vì lễ này mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp:

-Nhắc nhủ con đạo hiếu, biết tạ ơn sinh thành, coi bố mẹ vợ cũng như bố mẹ mình.

-Thắt chặt và mở rộng mối quan hệ thông gia, họ hàng ngay từ buổi đầu, tình cảm được nhân đôi.

- Hai gia đình cùng trao đổi rút kinh nghiệm về việc tổ chức hôn lễ và bàn bạc về trách nhiệm của hai bên bố mẹ trong việc tác thành cuộc sống cho đôi trẻ trong tương lai.


Reply Ignore




From: bluetiger Mar-01 8:42pm
To: bluetiger Mar-01 8:42pm (9 of 12)

73.9 in reply to 73.8
Sự tích tơ hồng
"Tơ hồng Nguyệt lão thiên tiên" dựa theo tích Vi Cố gặp ông lão trong một đêm trăng, ngồi kiểm sách h­ớng về phía mặt trăng, sau lưng có cái túi đựng đầy dây đỏ. Ông lão bảo cho biết đây là những văn thư kết hôn của toàn thiên hạ. Còn những dây đỏ để buộc chân những đôi trai gái sẽ thành vợ thành chồng. Một hôm, Vi Cố vào chợ gặp một bà già chột mắt ẵm đứa bé đi qua. Bỗng ông già lại hiện lên cho biết đứa bé kia sẽ là vợ anh. Vi Cố giận, bảo đày tớ tìm giết đứa bé ấy đi. Người đầy tớ lẻn đâm đứa bé giữa đám đông rồi bỏ trốn. Mười bốn năm sau, quan Thứ Sử Trương Châu là Vương Thái gả con gái cho Vi Cố. Người con gái dung nhan tươi đẹp, giữa lông mày có đính một bông hoa vàng. Vi Cố gạn hỏi, vợ mới bảo: Thuở còn bé, một bà vú họ Trần bế vào chợ bị một tên cuồng tặc đâm phải. Vi Cố hỏi: Có phải bà vú đó chột mắt không? người vợ bảo: Ðúng thế! Vi Cố kể lại chuyện trước, hai vợ chồng càng quý trọng nhau cho là duyên trời định sẵn.

Mối lái là gì?
Trong xã hội phong kiến xưa "Nam nữ thụ thụ bất thân" nên hôn nhân cần phải người môi giới. nếu yêu nhau, cưới hỏi không cần mối lái sẽ bị chê trách là "Phải lòng nhau" "Mắc phải bùa yêu". Nguyễn Du đã vạch đường cho Kim Trọng. Thuý Kiều cứ yêu nhau rồi sẽ "Liệu bài mối manh" nên các cụ nhà nho mới kịch liệt phản đối khuyên con cháu rằng:

"Ðàn ông thì chớ Phan Trần,
Ðàn bà thì chớ Thuý Vân, Thuý Kiều"

Chu Mạnh Trinh vịnh Kiều còn nói: "Chỉ vì một tội mối manh chưa có, thề thốt đã nhiều; trăng gió mắc vào, phồn hoa dính mãi"...Nếu không có "Nhà băng đưa mối" thì nhà trai làm sao biết được người thục nữ trong cửa các phòng khuê.

Trong xã hội cũ, có những người chuyên làm nghề mối lái, nếu đẹp đôi vừa lứa thì bà mối sẽ trở thành ân nhân suốt đời. lễ tơ hồng xong, tạ bà mối một nửa mâm xôi, nửa con gà kèm theo chiếc áo lụa. Chẵn tháng con đầu lòng thế nào cũng cố mời bà mối đến dự, để tỏ nghĩa tri ân. Nhưng cũng có nhiều tai hoạ do những bà mối có động cơ bất chính gây nên, để đôi trẻ suốt đời mang mối hận vì phận hẩm duyên hiu:

..."Hoặc là bởi "Mẹ thầy lộn quýt", quên những thói mơ tôm mảng cá, qua lại ít nhiều ngọt miệng, ép uổng duyên cô nông nỗi thế, nặng tiền tài mà nhẹ gánh tình chung. Hay vì chưng "Mối lái đèo bòng", chẳng nhằm khi vào lộng ra khơi, nói phô mật ngọt rót vào tai, dỗ dành phận gái ngẩn ngơ tình, già nhân sự để non quyền tạo hoá"...

(Trích "Văn tế sống ng­ời con gái" - Một bài văn tế khuyết danh được truyền tụng ở Hà Tĩnh vào đầu TKXX).

ở xã hội mới cũng cần có bà mối, bà mối thời nay là ng­ời cố vấn, ng­ời đỡ đầu cho đôi trẻ xây dựng hạnh phúc lâu dài. trong tương lai, có lẽ vai trò của bà mối là những phương tiện thông tin đại chúng (như quảng cáo trên Ðài truyền thanh truyền hình, báo chí, chụp ảnh) và những công ty du lịch, câu lạc bộ những người độc thân...

Mẹ chồng làm gì khi con dâu bắt đầu về nhà?
Phong tục ở mỗi địa phương một khác, trái ngược nhau nhưng đều có ý nghĩa hay:

Ngày xưa ở nhiều địa phương Nghệ An, Hà Tĩnh có lệ tục mẹ chồng ra cất nón cho con dâu:

Nhà trai đặt sẵn trước ngõ một cái nồi đồng, một cái gáo, trong nồi đặt sẵn một quan tiền đồng và đựng đầy nước trong. Cô dâu vào đến cổng dùng gáo múc nước rửa mặt mũi, chân tay, mẹ chồng bước ra cất nón cho con dâu. Con dâu, một tay cầm lấy quan tiền, một tay vẫn cầm quạt che mặt. Mẹ chồng dắt con dâu vào nhà đặt quan tiền và cái quạt lên bàn thờ, cúi đầu lễ gia tiên (bốn lạy ba vái theo tư thế của nữ). Sau đó mẹ chồng dắt cô dâu cầm cả tiền và quạt vào buồng. Trong buồng đã chuẩn bị sẵn trầu nước hoa quả, giường chiếu mới. Ðôi chiếu trải úp vào nhau, do một người thân trong họ có tuổi tác, vợ chồng song toàn, con cháu đông, làm ăn nên nổi, đ­ợc gia đình mời đến trải chiếu; nếu mẹ chồng có đủ tiêu chuẩn trên thì mẹ chồng trực tiếp dọn giường trải chiếu, nh­ng bố chồng thì không được. Khi con dâu nghỉ ngơi xong, khăn yếm chỉnh tề mới bưng hộp trầu ra chào họ. Trường hợp mẹ chồng đã mất thì một bà cô hay bà dì thay thế.

Phong tục này có nhiều ý nghĩa:
- Thời xưa, con dâu trước khi về làm dâu, còn hoàn toàn xa lạ, bỡ ngỡ, chưa biết đâu là buồng đâu là bếp, ai là bố mẹ chồng. Trừ trường hợp xóm giềng quen biết nhau từ trước không tính, là thân phận con gái chưa cưới đã về nhà trai thì bị dư luận gièm pha là con nhà hư đốn. Có người chồng lại rụt rè e lệ, có trường hợp trước lễ cưới chưa hề tỏ mặt nhau, vậy nên mẹ chồng niềm nở ra đón dâu, dắt dâu vào nhà là hay, là phải lẽ. Mới bước về nhà chồng đã đ­ợc tổ tiên, ông bà, cha mẹ chồng ban phước lộc, dồi dào như nước quan tiền là biểu tượng vốn liếng của riêng mà mẹ chồng trao cho.
Nhiều địa phương lại có tục khác: Khi con dâu vừa vào đến nhà thì mẹ chồng cầm chiếc bình vôi tạm lánh sang hàng xóm ít phút.
Tục đó cũng có ý nghĩa hay: Tức là mẹ chồng đã xác định vai trò, trách nhiệm con dâu sẽ về làm chủ, mẹ chồng sẵn sàng trao quyền công việc trong nhà trong cửa cho con dâu, nhưng không phải trao toàn quyền đẩy hết trách nhiệm mà bà vẫn là người nắm quyền điều hành, vì bình vôi là vật tượng trưng cho bà Chúa trong nhà.



Reply Ignore




From: bluetiger Mar-01 8:43pm
To: bluetiger Mar-01 8:43pm (10 of 12)

73.10 in reply to 73.9
Tại sao phải có phù dâu
Tục lệ xưa cần có phù dâu vì hôn ngân cưỡng ép, do cha mẹ định đoạt, nhiều nơi lại có nạn tảo hôn, thông thường thì "Nữ thập tam nam thập lục", con giá mười ba tuổi về nhà chồng đã biết gì đâu! do đó cô dâu phải có người dẫn dắt. Người dắt cô dâu gọi là phù dâu.

Ngày xưa phù dâu phải là người cô, người dì hay chị em thân thiết của cô dâu, có khả năng thuyết phục, bày vẽ cho cô dâu, được cô dâu kính nể, mến phục, được bố mẹ cô dâu ủy thác. Người phù dâu phải là người may mắn, tốt phúc, duyên ưa, phận đẹp, con gái lành mạnh ngoan ngoãn, gia đình êm ấm, đề huề có thể truyền kinh nghiệm làm dâu, làm mẹ, làm vợ cho em, cho cháu mình. Phù dâu nhiều khi còn phải ở lại năm bảy ngày sau để cho cô dâu đỡ buồn và để chỉ bảo kinh nghiệm. Thông thường phù dâu cũng trở lại với dâu rể trong lễ lại mặt.

Ðám cưới ngày xưa phải có phù đâu, không định lệ, và cũng không có danh từ "Phù rể". Ðám cưới ngày nay, nhiều nơi có cả phù dâu, phù rể, có đám mời đến năm sáu đôi phù đâu phù rể toàn là trai thanh, gái lịch, chưa vợ chưa chồng. Có lẽ chủ yếu để cô dâu thêm bạn, chú rể thêm bầu. Hay phải chăng ngày nay chàng rể bẽn lẽn e thẹn hơn xưa, nên phải có người dẫn dắt. Hay đám cưới trước thường sinh ra nhiều đám cưới sau nên phải chăm lo đào tạo những cô dâu, chú rể tương lai.

Bánh su sê hay bánh phu thê?
Trong lễ cưới có nhiều lễ vật, nhưng không thể thiếu bánh "Su sê", nguyên xưa là bánh "Phu thê", một số địa phương nói chệch thành bánh "Su sê".

Bánh su sê làm bằng bột đường trắng, dừa, đậu xanh và các thứ hương ngũ vị, nặn hình tròn, bọc bằng hai khuôn hình vuông úp lại với nhau vừa khít, khuôn làm bằng lá dừa, lá cau hoặc lá dứa, vỏ để nguyên không luộc để giữ màu xanh thắm.

Sở dĩ gọi là bánh phu thê (chồng vợ) vì đó là biểu tượng của đôi vợ chồng phận đẹp duyên ­a: vuông tròn, trong trắng mềm dẻo, ngọt ngào, thơm tho, xanh thắm, đồng thời cũng là biểu tượng của đất trời (trời tròn, đất vuông) có âm dương ngũ hành: Ruột trắng, nhân vàng, hai vỏ xanh úp lại buộc bằng sợi dây hồng.

Những cách gỡ bí cho bạn trẻ khi lo đám cưới
Ðáng lẽ mừng đám cưới như tục lệ trói buộc thành ra lo đám cưới. Tục cũ đã truyền nhiễm lâu không dễ một mai đổi ngay được. Vậy phải làm thế nào?

Ðể giúp các gia đình cưới dâu, một số gia vùng nông thôn có tục góp lễ cưới: đầu năm gia đình báo cho họ hàng xóm giềng biết dự định cưới dâu vào tháng nào, thông thường vào sau vụ thu hoạch. Lần lượt các gia đình đóng góp các khoản gạo nếp, gạo tẻ, đậu xanh, rượu hoặc tiền theo định lượng. Còn lợn gà thì gia đình nào tự liệu cho gia đình ấy. Tục góp cưới cũng giống như hội tương tế tương trợ, hội cày cấy, hội lợp nhà... luân phiên các gia đình. Ðây là một tục hay, cùng nhau lo dần đến lượt mình đỡ phải lo những khoản lớn. Tiền, quà cưới của khách, bạn đưa tới thực chất cũng là hình thức góp lễ cưới, nhưng không chủ động được kế hoạch, thứ có không cần, thứ cần không có, thành ra tốn kém. Lệ chơi họ ngày nay, chung vốn để kinh doanh buôn bán cũng là xuất phát từ hình thức góp tiền nhau để làm nhà cưới vợ, tậu trâu bò ở nông thôn. Vì xuất phát từ họ hàng giúp nhau nên mới gọi là chơi họ. Nếu Ðoàn Thanh niên địa phương nào vững mạnh, cán bộ đoàn công tâm liêm khiết tháo vát, tổ chức "Hội chơi họ cưới vợ" có kế hoạch quản lý kinh doanh sử dụng phân phối chặt chẽ, ắt được nhiều bạn thanh niên hưởng ứng, tham gia...Bước đầu cũng đã có một số địa phương tổ chức "Dịch vụ đám cưới" như mua sắm cho thuê quần áo cưới, bát đĩa, ấm chén bàn ghế, phông màn, tổ chức trang trí, chụp ảnh, ca nhạc...vừa kinh doanh gây quỹ, vừa phục vụ thuận tiện, có chế độ ưu đãi với người góp cổ phần, với Ðoàn viên.

Tiền nạp theo (hay treo) là gì?
Tiền "cheo" là khoản tiền nhà trai nạp cho làng xã bên nhà gái. Trai gái cùng làng xã lấy nhau cũng phải nạp cheo song có giảm bớt. Xuất xứ của lệ "Nạp cheo" là tục "Lan nhai" tức là tục chăng dây ở dọc đường hoặc ở cổng làng. Ðầu tiên thì người ta tổ chức đón mừng hôn lễ, người ta chúc tụng, có nơi còn đốt pháo mừng. Ðể đáp lễ, đoàn đưa dâu cũng đưa trầu cau ra mời, đưa quà, đưa tiền biếu tặng. Dần đần có những người làm ăn bất chính, lợi dụng cơ hội cũng chăng dây, vòi tiền, sách nhiễu, trở thành tục lệ xấu. Vì thói xấu lan dần, gây nhiều cản trở, triều đình phải ra lệnh bãi bỏ. Thay thế vào đó, cho phép làng xã được thu tiền cheo. Khi đã nạp cheo cho làng, tức là đám cưới được làng công nhận có giấy biên nhận hẳn hoi. Ngày xưa, chưa có thủ tục đăng ký kết hôn, thì tờ nạp cheo coi như tờ hôn thú. Nạp cheo so với chăng dây là tiến bộ. Khoản tiền cheo này nhiều địa phương dùng vào việc công ích như đào giếng, đắp đường, lát gạch, xây cổng làng... Nhưng nhiều nơi chỉ cung đốn cho lý hương chè chén. Ðã hơn nửa thế kỷ, lệ này bị bãi bỏ rồi. Thanh niên ngày nay chỉ còn thấy bóng dáng của tiền cheo qua ca dao tục ngữ.

- Nuôi lợn thì phải vớt bèo
Lấy vợ thì phải nộp cheo cho làng.

- Cưới vợ không cheo như tiền gieo xuống suối.

- Ông xã đánh trống thình thình
Quan viên mũ áo ra đình ăn cheo.

- Lấy chồng anh sẽ giúp cho
Giúp em...
Giúp em quan tám tiền cheo
Quan năm tiền cưới lại đèo buồng cau.

Thật quá cường điệu, Chứ tiền cheo không thể vượt quá tiền cưới.
Nắng chiều quê nội | Người Con Gái Thần Rắn

 


Ý Kiến Bạn Ðọc
 
Tên