"Bà Chúa thơ Nôm" là con của Hồ Sĩ Danh (1706-1783), quê ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, và một người thiếp quê ở Hải Dương.
Năm sinh, năm mất, thân thế, cuộc đời, và thơ văn của bà đến nay vẫn còn vướng mắc nhiều nghi vấn. Ta chỉ biết bà sống vào thời Lê mạt Nguyễn sơ, người cùng thời với Nguyễn Du (1765-1820), Phạm Đình Hổ (tức Chiêu Hổ, 1768-1839).
Bà là em cùng cha với Hồ Sĩ Đống (1738-1786), đậu Hoàng Giáp, làm quan đến Hành Tham Tụng, tước Quận Công, cùng Bùi Huy Bích đứng đầu phủ chúa Trịnh Sâm, Trịnh Khải\.
Tác phẩm nổi bật nhất của bà là số thơ Nôm trong Xuân Hương Thi Tập (dù có đôi bài đáng nghi vấn). Ngoài ra bà còn để lại tập thơ chữ Hán tựa đề Lưu Hương Ký.
Thơ văn bà có ý lẳng lơ, mai mỉa, tinh nghịch, táo bạo, nhưng chứa chan tình cảm lãng mạn, thoát ly hẳn với những lễ giáo phong kiến thời bấy giờ.
Cách tả cảnh, tả tình, cách dùng từ... trong thơ Nôm của bà có một không hai, vô cùng sống động và đặc sắc. Xuân Diệu đánh giá thơ Hồ Xuân Hương là "tót vời của nguồn thơ nôm na bình dân".
Tác phẩm chọn lọc
Thiếu Nữ Ngủ Ngày
Đèo Ba Dội
Động Hương Tích
Kẽm Trống
Hang Cắc Cớ
Cái Quạt
Vịnh Cái Quạt
Không Chồng Mà Chửa
Đánh Đu
Thân Phận Đàn Bà
Giếng Nước
Lấy Chồng Chung
Sư Hổ Mang
Dệt Cưởi
Mắng Học Trò Dốt
Khóc Tổng Cóc -- Khóc Ông Phủ Vĩnh Tường
Quả Mít -- Con Ốc Nhồi -- Bánh Trôi Nước -- Mời Trầu
Đề Đền Sầm Nghi Đống
Cảm cựu kiêm trình Cần chánh học sĩ Nguyễn hầu
Trách Chiêu Hổ I, II, III
Tài liệu tham khảo
Thơ Hồ Xuân Hương -- Từ Cội Nguồn Vào Thế Tục, Đào Thái Tôn.
Hồ Xuân Hương -- Thơ chữ Hán, chữ Nôm, Và Giai Thoại, Bùi Hạnh Cẩn.
Thơ Hồ Xuân Hương, Nhà Xuất Bản Văn Học Hà Nô.i\.
Thiên Tình Sử Hồ Xuân Hương, Hoàng Xuân Hãn.
Hồ Xuân Hương Với Vịnh Hạ Long, Hoàng Xuân Hãn.
Hồ Xuân Hương, Dương Thượng Ngã.
Hợp Tuyển Thơ Văn Việt Nam, từ thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX, NXB Văn Học.
Văn Học Tây Sơn, Phạm Văn Đang.
Nữ Thi Sĩ Việt Nam, Ngô Lăng Vân.
Việt Nam Văn Học Sử Yếu, Dương Quảng Hàm.
Người Cổ Nguyệt, Chuyện Xuân Hương, Nguyễn Đức Bính.
Ý Kiến Bạn Ðọc