Tác GiảTrịnh Công Sơn (Bài Viết) Thanh Tùng
Thể Loại
LờiThế là người VN viết tình ca hay nhất thế kỷ đã qua đời. Thế là một trái
tim nhân hậu đã ngừng đập, một thân phận mà sự hiến dâng là vô vàn trái
ngọt còn sự hưởng thụ lại hết sức đắng cay... thân phận ấy đã chấm dứt.

Mặc dù đã cố gắng hết sức mình, từ Hà Nội tôi vẫn không thể nào trở về
kịp trong giờ phút lâm chung của anh, để được ngồi bên giường bệnh
cầm tay anh nghe dù chỉ một lời của anh như trước đây hơn mười năm
anh đã làm như vậy khi vợ tôi ra đi. Chợt nghĩ đến cái "Ngày sau sỏi đá
cũng cần có nhau" mà lòng đau vô hạn. Ðôi khi tôi ngồi với anh trong căn
phòng nhỏ ngổn ngang những bức tranh, có lúc hàng giờ đồng hồ chẳng
ai nói với ai tiếng nào, dường như ai cũng đang theo đuổi những ý tưởng
nào đó... Không! Chẳng có ý tưởng nào cả! Vì Sơn có một câu hát mà tôi
rất thích: Ðôi khi một người ngồi trong im lặng, thực ra đang ngồi thảnh
thơi.

Vâng, giờ thì anh đã thảnh thơi, xin anh thật thảnh thơi, đừng mang theo
những nỗi đau còn sót lại trên cuộc đời này làm gì cho vướng bận.
Rồi:
Một buổi sáng mùa xuân
Một đứa bé yên nằm
Bờ môi dường thầm hỏi
Có thiên đàng hay không?
ռbr> Có? Hay không? Thiên đàng hay một chốn nào như vậy xin hãy
đón nhận từ anh một linh hồn trong sáng như trẻ thơ. Tôi nghĩ đó không
chỉ là lời cầu mong của riêng tôi mà có lẽ là của hàng triệu người yêu mến
anh.
ռbr> Trước đây có người nói: Trịnh Công Sơn là phù thủy của ngôn
ngữ để có ý ám chỉ tài năng văn học hay khả năng sử dụng ngôn ngữ của
anh trong ca từ. Tôi không phản đối, về tài năng này của anh thì không ai
sánh kịp, thế nhưng ở anh tài năng lại được nhân lên gấp nhiều lần bởi
chính tâm hồn anh. Quả thật Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài.

Sơn hầu như chưa bao giờ làm cho ai giận, ngược lại đối với những
người có lỗi với anh - có giận mấy anh cũng không bao giờ mất bình tĩnh,
câu phán xét cuối cùng của anh thường là một tiếng tặc lưỡi kèm theo
câu nói: Thôi kệ.

Sự thông thái, tính bao dung, sự từng trải, tính khiêm nhường tạo nên một
Trịnh Công Sơn có phong cách của một nhà hiền triết khổ hạnh, một nhân
cách có cá tính độc đáo nhưng lại hoà đồng, cao siêu vời vợi nhưng lại dễ
gần.
O
Chua xót là để có thể cảm thông được nhưng nỗi đau của kiếp người, con
người tài hoa ấy hầu như phải hứng chịu tất cả những nỗi khổ đau ấy. Tất
nhiên bù lại anh được sự kính trọng yêu mến, đôi khi là sự sùng bái hoà
lẫn với vinh quang. Sự kính trọng và quí mến: anh khiêm nhường đón
nhận và đền đáp, nhưng vinh quang đôi lúc quá nhiều anh cũng ngán
ngẩm: Cũng chỉ là giả mà thôi!

Sơn đã từng thốt lên:
Từng người tình bỏ ta đi như những dòng sông nhỏ
Ôi những dòng sông nhỏ, lời hẹn thề là những cơn mưa.

Cho dù vậy, với anh tất cả đều có thể hiểu được, trái tim anh lúc nào cũng
cháy bỏng tình yêu cho dù là đơn phương hay song phương, cho dù là đa
phương hay vô định. Tình yêu đã đầy ắp trái tim thì phải cho, cho mà
chẳng mong nhận lại, trong sáng, cao thượng, hiện hữu nhưng chẳng
phải bao giờ cũng nắm giữ được, đó là tình yêu của Sơn.

Mặt trời, mặt trời đã lên, còn nhìn, còn nhìn thấy con người.
Một ngày tình cờ biết em, là ngày lạ lùng nhất trần gian.

Có đúng là một ngày nào đó Sơn đã gặp một ai đó và anh cảm thấy đó là
một ngày lạ lùng nhất trần gian không? Có thể nhiều người không tin, còn
tôi thì tôi tin vì tôi cũng đã từng gặp được điều đó, chỉ có điều tôi không
nghĩ được ra một bài hát như vậy mà thôi.

Lại nói: Trong đạo làm người đức hy sinh là đức tính cao quý vô cùng,
hiến dâng mà không cần đền đáp, đó là sự cao thượng nhất của đức hi
sinh. Sơn nói:

Sống trên đời sống phải có một tấm lòng, để làm gì em biết không? Ðể
gió cuốn đi!. Anh cũng viết: Tin buồn từ ngày mẹ cho mang nặng kiếp
người, có nghĩa anh biết chấp nhận sự đau khổ của đời sống. Anh
thường nói với tôi là anh tán thành quan điểm Sống chứ không phải tồn
tại. Bởi vì từ lâu bằng một giọng lạc quan, anh đã viết:

Tôi nay ở trọ trần gian
Trăm năm về chốn xa xăm cuối trời.

Và dù cuộc đời chỉ là ci tạm, anh vẫn phải sống, phải yêu thương, phải hy
vọng ước ao: Tim em người trọ là tôi, mai kia dù có xa xôi cũng đành.

Ôi cái chữ đành này nghe mới thật là lạ, nó tưởng như mềm yếu lại hoá
thành dũng cảm, nó quyết liệt chấp nhận sự đối đầu với định mệnh như
chấp nhận sự bất thành tạm thời của những hy vọng và hoài bão mà vẫn
dấn thân vì như anh đã viết: Cuộc đời có bao lâu mà hững hờ.

Quả thật cuộc đời chẳng được bao lâu, trái tim anh đã không bao giờ hờ
hững với cuộc đời, anh đã vắt cạnh tình yêu trong trái tim cho cuộc sống,
cho những thân phận khổ đau. Và cuối cùng nó đã ngừng đập.
Tôi mong anh nhận ở tôi và những người mến mộ yêu quí anh lòng biết
ơn và nỗi tiếc thương vô hạn.
Tôi dừng lại ở đây với một nỗi băn khoăn: không biết đến bao giờ đất
nước chúng ta mới lại có được một nhạc sĩ với cả tài năng, đức độ và sự
nghiệp như anh.

Nhạc sĩ Thanh Tùng (2-4-2001)


học trò

 


Ý Kiến Bạn Ðọc
 
Tên