Nguyễn Khuyến
Mưỡu
Cái duyên hay cái nợ nần,
Khi xa xa lắc, khi gần gần ghê.
Dấu hồng còn gửi tuyết nê,
Khi bay nào biết đông tê bóng hồng. (1)

-*-*-*-

Nói
Giai nhân nan tắi đắc (2)
Mười ba năm một giấc bâng khuâng,
Động hơi thu chợt nhớ đến vầng trăng,
Chén non nước tưởng chừng đâu bữa nọ.
Quá nhãn quan âm quân dĩ ngộ
Thiếu thời phong độ ngã do liên. (3)
Lại may mà gió mát đưa duyên
Mượn thơ thánh, đàn tiên khuây truyện cũ.
Đối tửu mạc đề ly biệt cú, (4)
Chốn non Vu vân vũ (5) hãy đi về,
Cánh hồng nào biết đông tê ?



o0o
(1) Lấy ý từ cổ thi:
Nhân sinh đáo xứ tri hà tự
Ưng thị phi hồng đạp tuyết nê
Nê thượng ngẫu nhiên lưu trảo tích
Hồng phi na phục kế đông tê

Người ta đi đến đâu phải như thế nào; Nên như chim hồng bay dẫm lên đám tuyết trên bùn; Ở trên bùn ngẫu nhiên để lại dấu móng; chim hồng bay đi nào để gì bên đông bên tây (nhưng vết móng vẫn còn lưu lại).
(2) Từ bài hát của Lý Diên Niên đời nhà Hán:

Khởi bất tri khuynh thành dữ khuynh quốc
Giai nhân nan tái đắc

Há không biết (người đẹp) nghiêng thành nghiêng nước đâu, (chỉ thấy) người đẹp khó mà gặp lại được.
(3) Thì giờ qua mắt vùn vụt ngươi đã lầm rồi; phong độ lúc thiếu niên ta còn tiếc đó.

(4) Trước chén rượu chớ nên nhắc đến chuyện ly biệt.

(5) non Vu vân vũ: điển tích vua Sở Tương Vương đi chơi ở đầm Vân Mộng, mơ thấy cùng một người con gái giao hoan. Khi từ biệt vua, nàng nói: "Thiếp là thần nữ núi Vu Sơn, buổi sớm làm mây, buổi chiều làm mưa." Người đời sau từ đó dùng chữ "mây mưa" để chỉ việc trai gái giao hợp.

Lên Lão | Tự Thuật

 


Ý Kiến Bạn Ðọc
 
Tên