Tác GiảPhạm Duy (Bài Viết)
Thể Loại
LờiTân nhạc Việt Nam bắt đầu hình thành vào thập niên 40, nhưng chưa một
ai liệt kê đầy đủ danh sách các nhạc sĩ và số tác phẩm của nền âm nhạc
này. Từ đó tới nay sáu chục năm đã qua , trên vòm trời này chỉ có khoảng
vài trăm ngôi sao lấp lánh, và con số những nhạc phẩm có giá trị chắc
cũng chỉ tính được tới con số hàng ngàn. Theo sự ước đoán rất chủ quan
của một số người, chúng ta có khoảng 500 nhạc sĩ sáng tác, trong số này
chỉ có chừng không tới một trăm vị, mà các tác phẩm của họ chạm được
đến nghệ thuật thật sự. Về số lượng các bản nhạc chúng ta có rất nhiều,
nhưng về phẩm, e rằng con số những nhạc phẩm có giá trị nghệ thuật, đi
được vào lòng người, sống được với thời gian cũng không vượt qua con
số ngàn. Và nếu quả như thế, thì với riêng cá nhân tôi, Phạm Duy có
chừng năm, bẩy chục bản nhạc trong số những bài hát hay này.



Ở đây tôi xin ghi một cước chú nhỏ là cũng trong thời khoảng sáu chục
năm này, các trường đại học y khoa của Việt Nam sản xuất được khoảng
vài chục ngàn bác sĩ, trường đại học luật khoa sản xuất vài chục ngàn luật
sư. Các trường kiến trúc, công chánh, sư phạm... cống hiến thêm hàng
trăm ngàn trí thức có địa vị cao trong xã hội.



Trong tiểu sử của Phạm Duy do chính ông ghi lại trong hồi ký, ông sinh
năm 1921, tên trong giấy khai sinh là Phạm Duy Cẩn, lớn lên theo học tại
các trường Thăng Long, Cao Đẳng Mỹ Thuật, Kỹ Nghệ Thực Hành... Thời
gian ở Cao Đẳng Mỹ Thuật, ông học cùng năm với một người bạn có tên
là Nguyễn Văn Cao, sau này thành danh là nhạc sĩ Văn Cao. Khi trở
thành nhạc sĩ, Phạm Duy Cẩn bỏ cái tên Cẩn của mình để trở thành
Phạm Duy, trong khi đó Văn Cao thì bỏ họ Nguyễn. Giữa hai nhạc sĩ lừng
danh này có một điểm chung là cùng theo học hội họa lúc ban đầu. Tôi
ngờ rằng vào thời gian đó tại Việt Nam chưa có trường dạy âm nhạc
thuần túy. Cả hai ban đầu cùng tìm đến với hội họa, như là một loại rượu
khai vị, trước khi tự tìm cho mình được chất men chính cho cuộc đời mình
là âm nhạc. Công tâm mà nói trong thập niên 40, bất cứ ai bước vào
ngưỡng cửa các trường cao đẳng, đại học ở Việt Nam ít có người nào
dấn thân vào những con đường nghệ thuật như học vẽ, học nhạc.



Đầu thập niên 40, phải là một người can đảm, và đam mê âm nhạc đến
cùng cực nguời ta mới dám quay lưng lại với những địa vị bác sĩ, luật sư,
kỹ sư, giáo sư... để làm một nhạc sĩ hát rong cho đời, trong một xã hội mà
thành kiến với nghề ca hát nặng nề đến nỗi trong các cuốn sử, có một
người tên là Đào Duy Từ, chỉ vì có một ông bố là kép hát, mà không được
đi thi, và ngay cả chúng ta đã bước sang thế kỷ 21, nhưng ý niệm xấu về
nghề ca hát vẫn chưa gột bỏ được trong đầu một số người. Phải là một
người đam mê âm nhạc tới cùng cực, và phải tin vào tài năng mình đến
độ không một cái gì cản nổi, người ta mới có thể dấn thân trên đoạn
đường mới mở, đầy chông gai như tiến thân của Phạm Duy trên con
đường âm nhạc vào lúc bình minh của vòm trời này.



Không một ai có thể phủ nhận trong giai đoạn phôi thai của nền âm nhạc
Việt Nam, Văn Cao và Phạm Duy là hai trong những cánh chim đầu đàn.
Giữa hai nhạc sĩ này có rất nhiều điều chung trong nghệ thuật, thế nhưng
hoàn cảnh lịch sử, chính trị và xã hội đã đẩy hai người đi về hai phía khác
nhau, để rồi từ khi Phạm Duy chia tay Văn Cao ngoài kháng chiến trở về
thành vào cuối năm 1951, di cư vào Nam đầu năm 1952, di tản sang Mỹ
vào năm 1975, cho đến khi Văn Cao nhắm mắt vào năm 1995 cả hai
không một lần nào gặp lại.



Năm nay là năm 2002, Phạm Duy đã bước qua tuổi bát tuần đại khánh,
trước đây mười mấy năm ông cho phát hành cuốn Ngàn Lời Ca. Đây là
một tập hợp đầy đủ nhất các ca khúc ông dã để lại cho đời, tính cho đến
thời điểm cuốn sách được in, nghĩa là chưa có những trước tác sau này
như Ngục Ca, Hoàng Cầm Ca, Trường Ca Hàn Mặc Tử, Diễn Ngâm
Kiều... *



Trở lại với các nhạc sĩ và các tác phẩm họ đã để lại cho đời, nếu như sự
ước lượng của khá đông người, cho là nền âm nhạc của chúng ta có
không tới một trăm nhạc sĩ đích thực là nhạc sĩ sáng tác, và có khoảng
một ngàn bản nhạc hay trong một thời gian hơn sáu chục năm, thì quả
thật là nền âm nhạc của chúng ta nghèo quá. Dường như từ năm 1975 tới
nay ở trong nước và cả ngoại quốc âm nhạc Việt Nam chỉ có thêm đuợc
vài tác phẩm, khả dĩ có thể nới rộng con số một ngàn thêm vài số lẻ. Nếu
tính ở ngoài Bắc thì dường như các bản nhạc hay chỉ có trước năm 54.
Sau năm 1954 các tên tuổi lớn còn ở lại ngoài đó cùng thời với Phạm Duy
và Văn Cao, hầu như không có một đóng góp nào. Theo sự ước tính của
một số nhạc sĩ cùng thế hệ với tôi, Phạm Duy có cả trăm bài nhạc hay
trong suốt quá trình sáng tác của ông.



Kể từ khi bắt đầu sáng tác nhạc, trong bất cứ thời điểm nào Phạm Duy
cũng có những đóng góp đáng kể. Thập niên 40, khi âm nhạc Việt Nam
bắt đầu hình thành, chính là thời điểm cuộc chiến giành độc lập đi vào giai
đoạn chót. Trong giai đoạn này bên cạnh những ngươi?lính cầm súng
chiến đấu với quân thù ngoài mặt trận, không thể thiếu những văn nghệ sĩ
cống hiến những tác phẩm làm nền cho cuộc chiến đấ? đầy chính nghĩa
dân tộc này. Trong lãnh vực âm nhạc, hai trong những người lính tiền
phong chính là Phạm Duy và Văn Cao.



Để kiểm điểm lại những gì ông đã để lại cho đời, cũng như chứng nghiệm
lại con số 100 bản nhạc hay, mang tên Phạm Duy, mà các nguời bạn
nhạc sĩ của tôi đã chấm, tôi duyệt qua CD Ngàn Lời Ca do chính ông thực
hiện. Không kể lời nói đầu, Phạm Duy đã chia các tác phẩm của mình
thành 31 chương. Mỗi chương ứng với một loại, hoặc ứng với một thời
điểm.



Trong chương mở đầu, theo sự phân loại của Phạm Duy, đây chính là
bước đầu của ông đến với âm nhạc với các sáng tác được viết trong giai
đoạn 1943 - 1945. Theo ý kiến của các bạn nhạc sĩ đồng thời với tôi, tất
cả các bài nhạc này đều hay, ngoại trừ hai bài Gươm Tráng Sĩ và Nợ?
Xương Máu không hay nhưng cũng không dở: Theo thứ tự các bản nhạc
trong chương này gồm: Cô Hái Mơ (thơ Nguyễn Bính), Gươm Tráng Sĩ,
Chinh Phụ Ca, Xuất Quân, Thu Chiến Trường, Chiến Sĩ Vô Danh, Nợ
Xương Máu, Cây Đàn Bỏ Quên, Khối Tình Trương Chi, Tình Kỹ Nữ,
Tiếng Bước Trên Đường Khuya. Tôi đếm thử nội chương đầu chúng ta có
được 9 bài hát chúng ta vẫn còn được nghe cho tới ngày nay.



Trong chương hai, Phạm Duy xếp vào loại nhạc trong thời kháng chiến,
có 15 bài, có bài ông đã quên sạch lời, có bài ông nhớ lõm bõm. Ngoại trừ
những bài hát làm vì nhu cầu chiến tranh, chính trị hay tuyên truyền như
Quân Y Ca, Dân Quân Du Kích, Một Viên Đạn Là Một Quân Thù, Thanh
Niên Quyết Tiến, Ngọn Trào Quay Súng... Trong chương này chúng ta có
ba bản nhạc hay sau đây: Nhạc Tuổi Xanh (Một mùa thu năm xưa cách
mạng tiến ra, Đất Việt bừng ngàn tiếng thanh niên tung gươm phá
xiềng..), Đường Về Quê (Một đoàn người đi miên man trên đường gian
nan. In hình qua mây núi xanh lơ bát ngát...) Khởi Hành (Một đoàn
ngươi?trai hiên ngang, đeo trên vai nợ máu xương, vui ra đi không buồn
nhớ thương...)



Ở chương ba, mà Phạm Duy đặt tên là Dân Ca Mới. Chương này có 13
bài, ngoại trừ hai bài Mười Hai Lời Ru và Đường Ra Biên Ải có lời gượng,
các bạn tôi đếm được 11 bài nhạc hay ghi theo thứ tự của chương này
gồm:



Nhớ Người Thương Binh, Dặn Dò, Ru Con, Mùa Đông Chiến Sĩ, Nhớ
Người Ra Đi, Bên Ni Bên Tê, Tiếng Hát Trên Sông Lô, Nương Chiều, Quê
Nghèo, Bà Mẹ Gio Linh, Về Miền Trung, và Gánh Lúa.



Chương bốn được Phạm Duy gọi là Nhạc Tình Giữa Mùa Kháng Chiến.
Trong chương này chỉ có năm bản, nhưng cả năm bản nhạc này các bạn
tôi không bỏ một bài nào. Đó là những nhạc phẩm: Bên Cầu Biên Giới,
Tiếng Đàn Tôi, Đêm Xuân, Chú Cuội, và Cành Hoa Trắng.



Chương năm được Phạm Duy mệnh danh là Tình Ca Quê Hương. Trong
chương này có 7 bản nhạc, đều được đánh gía là những bản nhạc hay,
mà trong đó ta có thể kể hai bài thuộc vào danh sách những bài nhạc bất
hủ gồm: Tình Hoài Hương, Tình Ca, Bà Mẹ Quê, Vợ Chồng Quê, Em Bé
Quê, Viễn Du và Lữ Hành.



Chương sáu được PhạmDuy gọi là Dân Ca Phát Triển, trong chương này
có 9 ca khúc, ngoại trừ một bài Thi Nhau Chăm Học không hay, còn lại 8
bài nhạc khác cũng được các bạn tôi chấm hay gồm: Đố Ai, Hẹn Hò,
Ngày Trở Về, Người Về, Tiếng Hò Miền Nam,Tình Nghèo (thơ Hồng
Nam), Hò Lơ và Phố Buồn.



Chương bẩy được Phạm Duy sắp loại là Nhạc Tình. Ở địa hạt nhạc tình,
Phạm Duy có nhiều bản nhạc tuyệt vời. Trong chương này có 14 bài và
gồm: Tìm Nhau, Thương Tình Ca, Ngày Đó Chúng Mình, Kiếp Nào Có
Yêu Nhau (thơ Hoài Trinh), Đừng Xa Nhau, Mưa Rơi, Đường Em Đi, Nếu
Một Mai Em Sẽ Qua Đời, Còn Gì Nữa Đâu, Nước Mắt Rơi, Đường Chiều
Lá Rụng, Tạ Ơn Đời, và Một Bàn Tay. Tất cả 14 bài nhạc trong chương
này đã được các bạn tôi không bỏ bài nào.



Đến đây thì tôi không còn can đảm để duyệt qua những chương kế tiếp.
Mới qua bẩy chương, tôi đếm được hơn 50 bài hát đã được các bạn tôi
trong ngành nhạc chọn là những bản nhạc hay. Như tôi đã viết trong một
đoạn trên: Theo tôi Phạm Duy có khoảng chừng năm chục tới bẩy chục
bài hát hay, song các bạn tôi sinh hoạt bên âm nhạc cho rằng con số đó
quá ít. Bằng vào chuyên môn, các bạn tôi phân tích những cái hay của
những nhạc phẩm này. Phần tôi, tôi không am tường âm nhạc, có điều
đối với tôi một bản nhạc hay, thì dù ở bất cứ đâu, trong bất cứ thời điểm
nào, bất cứ hoàn cảnh nào người nghe cũng cảm thấy mình hòa nhập
được trong dòng nhạc đó, trong những lời ca đó. Song tôi nghĩ cả một
nền âm nhạc trong sáu chục năm chỉ có không đầy một ngàn bản nhạc
hay, thế mà một mình Phạm Duy có tới năm, bẩy chục bài hát và như thế
đã là quá nhiều, và có thể không được công bằng với những nhạc sĩ
khác.



Trong các chương sau, tôi không còn can đảm duyệt qua, tôi biết còn
hàng trăm bài khác đã được các bạn tôi chọn, ví dụ như hai Trường Ca
Con Đường Cái Quan và Mẹ Việt Nam, tất cả những ca khúc trong hai
trường ca này hầu như các bạn tôi cũng không bỏ được bài nào. Đó là
chưa kể đến Tâm Ca, Đạo Ca, Bình Ca, Nữ Ca và những bài nhạc bất hủ
trong Thương Ca Chiến Trường, Tình Cảm Thiên Nhiên...



Tôi không còn can đảm đi cho hết 31 chương trong Ngàn Lời Ca. Chỉ biết
rằng các chương kế tiếp được nhạc sĩ Phạm Duy đặt theo thứ tự sau đây:



Thương Ca Chiến Trường

Tình Cảm Thiên Nhiên

Tiếp Tục Lữ Hành

Trường Ca (hai trường ca Con Đường Cái Quan và Mẹ Việt Nam)

Phục Hồi Dân Ca

Tâm Ca

Huyền Sử Ca

Hát Vào Đời

Đạo Ca

Tục Ca

Nữ Ca

Bình Ca

Mùa Xuân Cuối Cùng Trên Đất Nước

Trên Đường Tị nạn (phần 1)

Trên Đường Tị Nạn (phần 2)

Trên Đường Tị Nạn (phần 3)

Ngục Ca

Tổ Ca: Bầy Chim Bỏ Xứ

Rong Ca: Người Tình Già Trên Đầu Non

Thiền Ca hay Hát Trên Đường Về

Trường Ca Hàn Mặc Tử

Truyện Kiều và Tôi (Vài lời về nhạc phẩm cuối đời)

Phụ Lục: Nhục Tình Ca

Nhạc Cảnh.



Lướt qua những chương này, tôi bắt gặp những bài hát cho dù tôi chỉ
nghe một lần, tôi vẫn nhớ như in hình ảnh, âm thanh và mầu sắc mà
Phạm Duy đã cống hiến cho cuộc đời. Bài Kỉ Niệm là một trong những bài
hát này. Đó là một bản nhạc không những chỉ cho chúng ta hình ảnh, âm
thanh, mầu sắc và dường như có cả thời gian và không gian trong bản
nhạc này. Đó là cái thời gian và không gian của thời niên thiếu, đã qua
không bao giờ còn có lại trong đời, thế nhưng khi nghe bất kỳ ai hát bài
này, kể cả những nguời không hề là ca sĩ hát lên, lúc nào tôi cũng thấy cả
một khung trời trong thời niên thiếu của tôi hiện ra rõ mồn một.



Tôi biết ơn ông vô cùng. Với con số hàng ngàn bài nhạc do Phạm Duy
trước tác, ông như là một bậc thầy của tôi, cho dù ông chưa bao giờ cầm
phấn đứng trước bảng đen, trong một lớp học có tôi là học trò. Song tôi
nghĩ mỗi con người có hai nền giáo dục, một do người ban phát, dậy dỗ
và hai là do chính mình tìm tòi học hỏi nơi cuộc đời, nơi các cuốn sách,
các tập thơ, các bài ca... Và như thế thì Phạm Duy là một ông thầy lớn,
dưới trướng ông có hàng triệu người nghe, cảm thụ được những gì ông
gửi gấm.



Với hàng ngàn lời ca, ông không cần phải được vinh danh. Vả lại cũng
chẳng một ai có thể nhân danh điều gì để vinh danh nhạc sĩ Phạm
Duy.Tự bản thân Phạm Duy vốn đã sẵn có một cái danh đích thực, một
cái danh trải dài từ Bắc chí Nam, và có lẽ sẽ còn mãi, còn tới khi nào
ngôn ngữ của người Việt vẫn còn được sử dụng hàng ngày. Đó là danh
thực, chứ không phải là danh hão, như nhiều người đã từng bỏ tiền ra để
được vinh danh. Có điều bất kỳ ai trong chúng ta đã hơn một lần cảm
nhạc của ông có bổn phận biết ơn.



Tôi nhớ lại cuốn băng thu hình nhạc sĩ Lê Thương, một thời gian ngắn
trước khi ông qua đời. Cuốn băng do một người có máu lái buôn ở hải
ngoại về nước thâu, rồi mang qua Mỹ sang lại bán cho nhiều người khác.
Trong cuốn băng này nhạc sĩ Lê Thương cho biết ở trong nước người ta
định làm một cuốn băng ghi lại những sáng tác của ông, như họ đã làm
cho Văn Cao. Thế rồi ông nhắm mắt không hề có một lời ai điếu nào của
những người trong nước. Đến khi Văn Cao mất, thôi thì đủ thứ trống kèn.



Kiểm điểm lại những nhạc sĩ trong mùa gặt đầu của âm nhạc Việt Nam,
trong những năm vừa qua ở trong nước sau Lê Thương là Dương Thiệu
Tước. Đó là chưa kể tới những nhạc sĩ của mùa gă? thứ hai như Y
Vân...Tại hải ngoại trong lứa đầu chúng ta đã mất đi Vũ Thành, Hoàng
Trọng, Thẩm Oánh, Phạm Đình Chương, mới đây là Ngọc Bích, Hoàng
Thi Thơ và dường như chúng ta chưa bầy tỏ lòng biết ơn một cách đúng
mức đối với những nguời vừa nằm xuống.



Hoàng Khởi Phong



* Trong tháng Năm, 2002 này có một buổi trình diễn âm nhạc được những
người tổ chức mệnh danh là "Phạm Duy, một đời nhìn lại" nhằm vinh
danh nhạc sĩ Phạm Duy. Cũng nhân dịp này hai tạp chí Văn và Mimi ra số
đặc biệt về Phạm Duy.

 


Ý Kiến Bạn Ðọc
 
Tên