Tác GiảTrịnh Công Sơn (Bài Viết)
Thể Loại
LờiTrong những năm qua, lão đã sưu tầm được khá nhiều nhạc của anh
Trịnh Công Sơn, trên đĩa cũng có, băng từ cũng có, trên giấy cũng có, thủ
bút của chính anh cũng có nữạ Xưa nay lão vẫn nghĩ là mình giữ được
khá nhiều những tác phẩm trong cái kho tàng vô giá của anh, vậy mà cho
đến khi anh mất, người ta cho biết anh đã sáng tác khoảng 600 bài, mới
biết mình thiếu cả gần một nửạ Cho nên lão cuống cuồng đi thâu lượm
lại, góp nhặt lại, van nài người này, xin xỏ người kiạ Điều đáng mừng là
lão kiếm ra được vài đĩa có ghi lại tiếng hát của chính anh vào những năm
70, và bộ Hát Cho Quê Hương Việt Nam do Khánh Ly hát thưở nàọ Âm
thanh thời đó dĩ nhiên không hay, không cao cấp bằng hôm nay, chất
lượng thâu âm, hòa âm cũng kém, nhưng lão vẫn thích hơn, có thể vì một
cảm nhận đặc biệt nào đó. Mà thú thực, giọng anh thời đó, giọng Khánh
Ly thời đó, và cả cái tâm hồn anh và Khánh Ly để vào trong mỗi ca khúc
hồi đó đáng để cho những gì lão còn giữ lại được trở thành quý giá. Mới
đây, L lão ngồi trong phòng mình nghe lại cuốn Ca Khúc Da Vàng, bỗng
thấy trỗi dậy trong mình những cảm xúc lạ lùng. Hay là chưa bao giờ
mình thực sự lắng nghe nhạc của anh tới mỗi chữ mỗi câu, mỗi giai điệu
và mỗi trường đoạn. Nên lão bỗng có ý định muốn viết một vài ý tưởng từ
những ca khúc anh viết, đặc biệt bắt đầu từ tuyển tập Ca Khúc Da Vàng.

"Đáng nhẽ, tất cả những bài hát có trong cuốn băng này đều phải là
những bản tình ca ..." Nguyễn Đình Toàn nhận xét. Thế nhưng vì một
mệnh hệ nào đó, những bản tình ca bỗng trở thành những tiếng kêu khóc,
hay những bài kinh cầu lên án chiến tranh và ngợi ca hòa bình. Nhiều
người cho những bài ca đó là nhạc phản chiến. Lão cảm thấy chữ nhạc
phản chiến hơi có vẻ đơn điệu và thiếu sót quá. Như ai đó đã nói, những
bài ca Trịnh Công Sơn viết trong tuyển tập Ca Khúc Da Vàng phải được
coi là những ca khúc viết về thân phận, thân phận con người và thân
phận đất nước, dân tộc. Lão ủng hộ cách nhận xét này, vì rằng ngoài
chuyện lên án chiến tranh, những ca khúc đó còn là những bài tuyên ngôn
của mỗi người trong chúng ta, "kêu gọi xây dựng lại nhà cửa, xây dựng lại
cuộc đời, góp sức biến cuộc đời này thành một nơi để sống chớ không
phải một nơi để chạy trốn." Nguyễn Đình Toàn đã nói vậỵ Còn nếu như
đây là những bản tình ca, chúng phải là những bản tình ca "không có
hạnh phúc".

Ba mươi năm đã qua kể từ khi Trịnh Công Sơn phát hành những dòng
nhạc da vàng và Khánh Ly đã cất cao tiếng hát từ "cái cổ họng bằng
vàng" của mình. Nhiều người cứ cho là cái ảnh hưởng của âm nhạc Trịnh
Công Sơn và giọng hát Khánh Ly đã khiến cho miền Nam thất thủ. Lại
thêm một lý do! Tôi chưa bao giờ nghĩ là âm nhạc lại có thể có một sức
mạnh ghê gớm đến thế. Hơn nữa, tác động của nó vốn là ngang nhau ở
từ hai phía, dù cho sự phổ biến của nó có khác ở hai đầu chiến tuyến.
Trong một vài bài viết mà tôi được đọc gần đây, tôi được biết Ca Khúc Da
Vàng đã nằm trong ngực áo người chiến binh cộng hòa cũng như trong
ba lô của người lính Bắc Việt, biết Michiko (có thể viết saỉ) cô gái Nhật bắt
đầu chú ý đến nhạc Việt bởi Ca Khúc Da Vàng, và biết một người Pháp
mắt xanh mũi lõ nảy ra ý định học tiếng Việt cũng từ CKDV. Vậy thì cái giá
trị của những ca khúc đó chắc chăn phải lớn hơn giá trị tuyên truyền trong
cuộc chiến, vượt quá cái ranh giới chính kiến và dân tộc nữa.

Đất nước có thể bị chia cắt, nhưng lòng người thì đừng nên! Hãy lắng
nghe anh van lơn "Lại gần với nhau, ngồi gần nhau hơn, ngồi kề bên
nhau, đừng bỏ tôi đi, hai mươi năm rồi ..." Thê thảm quá, những ước mơ
bình thường mà sao như xa vời quá, "đêm sông Hương nhung nhớ, ngày
Cửu Long mợ Mơ thấy gì ? Mơ một ngày Hồng Hà góp hội trùng dương
..." Vậy thôi, mơ không còn chia cắt và không còn chiến chinh, gột bỏ thù
hằn, xây dựng lại quê hương, tình ngườị Đau quá phải không anh, thân
Mẹ Việt Nam chằng chịt những vết thương mà những đứa con của Mẹ
vẫn còn chưa ngơi nghỉ. Nghe những lời ca trong tập Ca Khúc Da Vàng,
những tưởng ngày hòa bình đang cận kề, ngờ đâu máu vẫn đổ, nước mắt
vẫn chảy, và quê hương vẫn điêu linh. Hỡi những con người đang cầm
sinh mạng những người dân vô tội trong tay, có nghe chăng những tiếng
thở dài !

"Những nốt nhạc giống như những mảnh nham thạch, dù đã nguội lạnh
vẫn chứa đựng trong đó cái nhiệt độ khủng khiếp ..." Ba mươi năm qua
rồi, nghe lại cuốn băng này, tôi vẫn thấy rờn rợn. Mà không rợn sao được,
khi anh tả chân thành công quá thân phận con người bé nhỏ. Dễ sợ quá
những bức tranh đau lòng cứ như được vẽ lên từ tiềm thức, theo nhau đi
vào bài hát. Ở bài này, người ta thấy "xác người nào trôi sông, phơi trên
ruộng đồng ... xác nào là em tôi dưới hố hầm này", trong bài kia là "từng
vùng thịt xương có Mẹ có em", là "cửa nhà Việt Nam cháy đỏ cuối thôn",
là "ruộng đo6`ng quê hương dấu vết bom qua". "Ai có nghe, ai có nghe
tiếng nói người Việt Nam. Chỉ mong hòa bình sau cơn tăm tối, chỉ mong
một ngày tay ấm trong tay ..." Từ khắp mọi xó xỉnh trên dải đất quê
hương, đâu đâu cũng có dấu vết của sự tàn phá và nỗi đau mất mát. Cho
nên đâu đâu cũng thấy tỏa sáng ước mơ, tràn đầy hy vọng, "Nơi đây anh
chờ, nơi kia tôi chờ, trong gian nhà nhỏ Mẹ cũng ngồi chờ Anh lính ngồi
chờ trên đồi hoang vu, người tình ngôi chờ bóng tối mịt mù..."

Có lần, có người hỏi anh "động cơ nào cho anh nguồn cảm hứng viết nên
những ca khúc trong tập Ca Khúc Da Vàng", anh trả lời đơn giản "mình là
người Việt" Nghe thì như đùa, vậy mà lại chẳng phải vô lý! Không bất
ngờ, chỉ hơi lạ, lạ ở chỗ nó ngắn gọn quá, súc tích quá, không thiếu mà
cũng chẳng thừạ Có lẽ cho tới bây giờ, Nối Vòng Tay Lớn là ca khúc gây
ồn ào nhất, đặc biệt là gần đâỵ Bản thân bài hát không có tội, tác giả cũng
không. Thế sao còn mãi u mê! Khách quan mà nói, âm nhạc là âm nhạc,
không nên bị chính trị hóa, dù cho sự xuất hiện của nó có thể đã vô tình
phục vụ một mục đích chính trị nào đó trong một giai đọan nào đó. Chủ
quan mà nói, tôi đứng bên này mặt trận, nhìn nhận vấn đề có thể khác
hơn anh ở phía bên kiạ Cho nên lời anh và lời tôi sẽ có khác biệt, khí thể
dung hòạ Thế sao còn sân si! Thời thế thay đổi, chính thể thay đổi, nhưng
con người vẫn đó và bài hát vẫn sống đấy thôị Xã hội đang đi lên, con
người cũng đi lên, quay nhìn lại càng nhiều thì chỉ làm cho mình chậm
bước. Lịch sử là bài học cho tương lai chớ không phải là lý do để quay về
với quá khứ.

bbd

 


Ý Kiến Bạn Ðọc
 
Tên